| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng Pyanchor 5 EC để trừ cỏ cho ruộng lúa

Thứ Bảy 03/03/2018 , 07:06 (GMT+7)

Pyanchor là thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa được sản xuất bởi Công ty LG Chem (Hàn Quốc) và Cty Cổ phần BVTV Sài Gòn độc quyền phân phối tại Việt Nam và Campuchia.

Ngoài Pyanchor 3EC đã được nhiều bà con nông dân tin tưởng sử dụng, Cty CP BVTV Sài Gòn phối hợp với Cty LG Chem tiếp tục cho ra thị trường sản phẩm Pyanchor 5EC với hàm lượng hoạt chất cao, chất lượng ổn định, diệt cỏ triệt để, rất an toàn cho cây lúa, môi trường và cho người sử dụng.

Sản phẩm Pyanchor 5 EC có nhiều đặc điểm nổi bật là:

- Trừ được nhiều loại cỏ như lồng vực (cỏ gạo, cỏ kê), đuôi phụng, cỏ mồm, cháo, chác, năng, cỏ bợ, rau mác, cỏ xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương…

- Thuốc rất tiện dụng, có thể pha chung với thuốc trừ sâu, rầy như Bascide, Schezgold, Sagometro hoặc thuốc trừ cỏ khác như Star 10 WP, Beron 10 WP...

- Thuốc Pyanchor nội hấp nhanh qua lá cỏ nên sau phun 5 - 6 giờ, nếu gặp mưa vẫn có hiệu lực, không phải phun lại.

- Phạm vi diệt cỏ rộng, phun cho lúa ở giai đoạn từ 7 - 21 ngày sau sạ, với liều lượng là 0,5 - 0,6 lít/ha, cũng có thể phun muộn hơn để diệt cỏ lồng vực đã lớn (cỏ có trên 7 lá) với liều sử dụng là 0,8 lít/ha (tức pha 40ml/bình 16 lít nước, phun 2 bình cho 1.000m2.

Để cỏ chết sạch, bà con cần chú ý thực hiện:

- Ruộng phun phải cạn nước nhưng đủ ẩm. Nếu có nước, phải tháo nước để thân và lá cỏ khô ráo vài phút rồi phun. Sau phun từ 1 - 3 ngày, cho nước vào ruộng cao khoảng 2/3 chiều cao cây lúa và giữ nước liên tục nhiều ngày càng tốt, ít nhất cũng được 4 - 5 ngày, có thể kết hợp với việc bón phân thúc đợt đầu cho lúa.

- Chỗ ruộng có nhiều cỏ hoặc nơi lúa mọc dầy che phủ cỏ, cần rà vòi phun kỹ, phun chậm sao cho thuốc tiếp xúc được nhiều với thân và lá cỏ.

- Trong điều kiện nóng khô của mùa hè (vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm), cần phun cho lá cỏ ướt đẫm, không ngại phun chồng lối vì thuốc rất an toàn cho cây lúa, tốt nhất là phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, gió nhẹ.

- Thuốc có hiệu quả trừ cỏ kém khi tiết lạnh (rét). Không phun thuốc khi nhiệt độ thấp dưới 16 độ C. Vụ chiêm Xuân ở phía Bắc do tiết lạnh, phải tăng liều sử dụng từ 5 - 10ml cho mỗi bình phun so với liều hướng dẫn.

- Đối với lúa nương, lúa rẫy, lúa sạ khô dọc theo triền núi, đất đồng bằng, phun khi đất đủ ẩm (đất để lại dấu chân khi dẫm chân lên). Trường hợp đất khô không đủ ẩm, chờ sau cơn mưa nặng hạt thì phun, phun muộn thì dùng liều lượng cao hơn so với hướng dẫn.

- Nếu vụ trước có nhiều cỏ lác, cỏ cháo, cỏ chác (cỏ lông lợn), mặt ruộng có chỗ trũng, đọng nước, nên hỗn hợp Pyanchor với thuốc trừ cỏ Star 10WP hoặc Beron 10WP, khi hỗn hợp 02 loại thuốc, sử dụng liều thấp nhất của mỗi loại có ghi trên nhãn để pha.

Xin lưu ý, trước khi phun thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn có ghi trên bao bì để áp dụng.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất