| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách - Xua ngàn nỗi lo

Thứ Hai 19/08/2019 , 10:45 (GMT+7)

Sản xuất theo tiêu chuẩn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng để quản lý dịch hại hiệu quả là vấn đề cần đặc biệt lưu ý.

Nỗi lo dịch hại

Là một người canh tác nông nghiệp lâu năm, ông Phan Văn Trị ở xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cho biết, hơn 30 năm chuyên trồng rau, đã nhiều lần ông lao đao vì ruộng rau bị sâu bệnh phá hại.

13-48-25_photo_1_-bi_4_-_nhn_vien_syngent_thm_vuon_tro_doi_ky_thut_voi_ong_phn_vn_tri_
Nhân viên Syngenta thăm vườn, trao đổi kỹ thuật với ông Phan Văn Trị.

Ông Trị có hơn 8ha trồng các loại bắp cải, súp lơ và cà chua. Có vụ, vườn rau của ông bị sâu "oanh tạc", chỉ cần vài ngày do bận việc đến khi ra thăm được ruộng thì hỡi ôi, sâu ăn lỗ chỗ hết cả cây, gần như không bán được hay phải bán với giá rẻ mạt.

Lại có vụ, mấy ha trồng cà chua đậu khá nhiều quả, nhưng chỉ được một thời gian nếu có mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi đột ngột (xuống thấp hay tăng cao)… là cháy lá, thối rụng quả.

Theo kinh nghiệm, ông Trị biết vườn cà chua nhà mình mắc nhiều loại bệnh như đốm vòng, thán thư… nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là sương mai (hay còn gọi là cháy lá muộn), tuy là có thuốc phòng trị nhưng thật không dễ để có thể kiểm soát bệnh một các hiệu quả.

Thực tế, "thủ phạm” gây ra các loại bệnh này đều là nấm. Nấm là loài ký sinh tương đối mạnh, nhất là trong điều kiện nhiệt độ có sự biến động và ẩm độ cao, đó cũng chính là điều kiện tối ưu để bệnh phát triển nhanh, dễ bộc phát thành dịch trên diện rộng.

“Vụ nào cũng ngay ngáy lo hết sâu hại lại dịch bệnh. Có sâu bệnh là coi như bao nhiêu công sức đổ xuống sông, xuống bể”,0 ông Trị tâm sự.

Cùng chung nỗi lo, ông Nguyễn Văn Minh, nông dân trồng ớt ở ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, cũng “đau đầu” khi bệnh đốm vòng, thán thư, tấn công vườn ớt.

Ông Minh cho biết bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặc biệt làm thối quả, cây bị bệnh sớm sẽ cho ít quả, kém năng suất.

"Khi canh tác cây ớt, tôi lo sợ nhất là bệnh thán thư và đốm vòng. Ớt bị các loại bệnh hại này tấn công thì sẽ mất đi giá trị thương phẩm, bị thương lái chê và bán không được giá. Chưa kể, nếu không có biện pháp ngăn chặn bệnh thán thư, đốm vòng thì khả năng mất năng suất là rất cao", ông Minh nói.

“Có vụ ruộng ớt nhà tôi gần như mất trắng vì các loại bệnh hại này", ông Minh chia sẻ.

Sau nhiều vụ thất thu, 3 năm trở lại đây, ông Minh canh tác khoảng 5 công ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực BVTV, ông Minh biết đến một số sản phẩm hiệu quả để phòng trừ các loại bệnh hại quan trọng trên ớt, đồng thời với quy trình sử dụng thuốc BVTV đảm bảo an toàn, ông đã “hưởng trái ngọt” từ vụ ớt cay.

Hiện nay, giá ớt trung bình 35.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với loại cây trồng truyền thống khác, do đó, lợi nhuận thu được từ cây ớt đạt khoảng 80 triệu đồng/công khiến ông Minh rất phấn khởi.
 

Thay đổi tư duy sản xuất

Từ khi chuyển hướng trồng rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP, lại được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV đúng cách, nỗi lo về sâu bệnh của ông Trị, ông Minh đã giảm hẳn.

13-48-25_photo2_-_bi_4_-nong_dn_duoc_huong_dn_cch_su_dung_thuoc_bvtv_dung_cch_
Nông dân được hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV đúng cách.
"Luôn khuyến khích bà con thay đổi tư duy sản xuất, tập trung vào yếu tố đảm bảo an toàn, sử dụng các loại thuốc BVTV đúng cách, các chuyên gia của Syngenta đồng hành cùng bà con trong quá trình xây dựng thương hiệu nông sản an toàn, xua đi "ngàn nỗi lo" của người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu", bà Lê Thị Khánh Hòa, Giám đốc Quản trị Bền vững, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam nhấn mạnh.

Đối với ông Trị, từ khi sử dụng Match 050 EC, áp lực về sâu tơ trên rau bắp cải, súp lơ đã được giảm đáng kể. Là loại thuốc trừ sâu thế hệ mới có tác động vị độc, diệt sâu bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp chất Kitin (lớp da của sâu non) khiến sâu không lột xác được mà chết, Match 050 EC khiến ông Trị rất yên tâm vì loại thuốc này giúp diệt tốt các loài sâu đặc biệt là một số loài đã kháng với các gốc thuốc khác, chỉ cần 1 đến 2 lần phun tùy vào áp lực sâu hại, đồng thời Match 050EC cũng rất ít ảnh hưởng đến quần thể thiên địch trong tự nhiên.

Một loại thuốc khác cũng thường được ông dùng luân phiên với Match 050EC trong kiểm soát sâu tơ là Pegasus 500SC. Theo ông Trị, việc dùng thuốc luôn được ông tuân thủ tuyện đối theo hướng dẫn trên bao bì bởi nhà sản xuất.

Để quản lý bệnh đốm vòng và sương mai trên cây cà chua, ông Trị luân phiên dùng Amistar 250SC, Revus Opti 440SC và Ortiva 600SC để quản lý tính kháng ở nấm bệnh.

Amistar 250SC và Ortiva 600 SC là thuốc trừ bệnh có đặc tính thấm sâu và lưu dẫn mạnh, 2 sản phẩm này có tác động tiêu diệt nấm bệnh bằng cách gây ức chế quá trình sản sinh năng lượng ở ty thể, nấm bệnh sẽ mất khả năng gây hại trên cây trồng do không có nguồn năng lượng để sinh trưởng và phát triển.

Ở Revus Opti 440SC với cơ chế “Lok & Flo” (tức thấm sâu vào lá, khóa chặt bệnh hại) khiến cho nấm bệnh bị kiểm soát một cách toàn diện.

Với các loại thuốc này, khi sử dụng trên cây cà chua, ông Trị không cần phối trộn với các loại thuốc trừ nấm khác mà vẫn kiểm soát hiệu quả các loại bệnh quan trọng trên cây cà chua, đồng thời giúp cây khỏe, bóng trái, đặc biệt có hiệu lực cao trong giai đoạn ra hoa, đậu trái non và cả đến 7-10 ngày trước thu hoạch.

Còn với ông Minh, sau vài vụ thất thu, ông đã được giới thiệu sử dụng sản phẩm Ortiva 600SC trị đốm vòng trên ớt. Không chỉ vậy, ông cũng được hướng dẫn luân phiên dùng Amistar 250SC và Ortiva 600 SC để trị bệnh thán thư. Cũng như ông Trị, qua nhiều năm canh tác rau màu, ông Minh tin rằng việc tuân thủ đúng theo liều lượng được khuyến cáo bởi nhà sản xuất chính là bí quyết mang đến thành công.

Trên thực tế, trước đây, với tâm lý muốn phòng ngừa dịch hại, diệt sâu nhanh, không ít nông dân tự ý tăng liều lượng khi sử dụng thuốc BVTV. Nhiều vùng sản xuất, lượng thuốc BVTV được sử dụng gấp 3-4 lần so với quy định. Không những vậy, do trình độ hiểu biết về các loại thuốc BVTV còn hạn chế, bà con còn tự phối trộn nhiều loại thuốc BVTV cùng nhau. Việc phun thuốc BVTV tràn lan, khiến thời gian cách ly không đảm bảo, làm cho các loại rau không đảm bảo an toàn và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

"Khi canh tác ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, tôi tuân thủ đúng theo các quy định về vệ sinh, đồng thời áp dụng ghi chép nhật ký canh tác hằng ngày đối với các hoạt động trên đồng ruộng và nhất là đảm bảo đúng thời gian cách ly theo chuẩn VietGAP. Vì vậy, ớt nhà tôi trồng đảm bảo chất lượng và an toàn về vệ sinh thực phẩm,” ông Minh cho biết.

Theo ông Minh, để sản xuất ớt an toàn theo chuẩn VietGAP thì việc tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách, đúng lúc) trong sử dụng thuốc BVTV là cần thiết. Bên cạnh đó, các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo bà con không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc quá hạn sử dụng, bao bì nhãn mác không rõ ràng, thuốc không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.

Hiệu quả phòng trừ cao

"Khi sử dụng các sản phẩm của công ty Syngenta Việt Nam như Amistar 250 SC, Revus Opti 440SC, Ortiva 600SC hay Match 050EC, tôi thấy hiệu quả phòng trừ sâu bệnh rất cao. Sau khi phun thuốc dù gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa hay nắng nóng thì hiệu quả phòng trừ vẫn ổn định.

Bên cạnh đó, các loại thuốc này rất an toàn đối với cây trồng, môi trường và nhất là các loại thiên địch có lợi cho cây ớt như bọ rùa, kiến ba khoang, cùng nhiều loài ong ký sinh...

Thuốc lưu dẫn mạnh và thấm sâu vào cây trồng, cho hiệu lực kéo dài, nhờ vậy, tôi tiết kiệm được khá nhiều chi phí, cả khoản thuốc BVTV lẫn chi phí mướn người phun xịt".

(Ông Nguyễn Văn Minh)

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm