| Hotline: 0983.970.780

Sự sống hồi sinh ở River Safari Nam Hội An

Thứ Bảy 23/03/2024 , 14:20 (GMT+7)

River Safari Nam Hội An hiện đang là trung tâm cứu hộ và bảo tồn duy nhất tại miền Trung với hàng nghìn cá thể động vật quý hiếm đang sinh sống trong môi trường lý tưởng.

10 giờ khẩn trương phối hợp với công an huyện Đa-Krông (Quảng Trị) để cứu hộ và phục hồi sức khỏe một cá thể Hổ Bengal trong tình trạng nguy cấp. Tiếp nhận hơn 1.500 cá thể hoang dã liên tục trong 48 tiếng. Đó chỉ là 2 trong rất nhiều chuyến cứu hộ “thần tốc” và đầy trách nhiệm của River Safari (thuộc tổ hợp giải trí VinWonders Nam Hội An) trong những ngày đầu năm 2024.

Đây hiện đang là trung tâm cứu hộ và bảo tồn duy nhất tại miền Trung với hàng nghìn cá thể động vật quý hiếm đang sinh sống trong môi trường lý tưởng, điều kiện sinh trưởng gần giống với tập tính tự nhiên nhất.

Vượt hơn 1.500km cứu hộ hàng nghìn cá thể động vật hoang dã

Tối một ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, chị Trần Thị Ngọc Giàu, Tổng quản lý VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam) nhận được cuộc điện thoại thông báo từ cơ quan chức năng: Đang có hơn 1.500 cá thể vẹt, kỳ đà, rồng Nam Mỹ, trăn, rùa… cần được cứu hộ khẩn cấp từ Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An).

Số lượng cá thể lớn, thuộc 37 loài, trong đó có nhiều loài chưa từng được nuôi dưỡng tại River Safari, đòi hỏi bổ sung cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự không nhỏ để đáp ứng điều kiện chăm sóc. Với sứ mệnh cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã của River Safari, ngay trong đêm, chị Giàu nhanh chóng được cấp trên đồng ý để xác nhận và tổ chức cho nhóm chuyên gia, bác sĩ lập tức lên đường “đi đón” những thành viên mới.

 

Quãng đường đến rừng Quốc Gia Pù Mát dài hơn 1.500 km, nhiều đoạn nhỏ hẹp, gập ghềnh rất khó đi. “Người thì chịu được việc di chuyển tốc hành, dằn xóc… nhưng làm sao để đưa được đàn thú trở về an toàn, đảm bảo sức khỏe, tinh thần mới là áp lực lớn nhất đối với chúng tôi.

Từ phương án sắp xếp chuồng nhốt, buộc chằng dây giữ, đến kiểm soát tay lái để hành trình nghìn cây số êm ái nhất có thể cho các bạn ấy… là một quá trình toàn đội phối hợp với nhau nhịp nhàng liên tục. Ròng rã từ ngày 6/2 đến chiều 8/2 (tức 29 Tết), anh em quên hết mệt mỏi, tập trung lo cho toàn bộ hơn 1.500 cá thể động vật về đến River Safari an toàn. Lúc đó, chúng tôi mới dám thở phào, mừng rỡ ôm chặt nhau khi chuồng thú cuối cùng được đưa về các ốc đảo”, chị Ngọc Giàu kể lại.

 

Sau hành trình vận chuyển, việc nuôi dưỡng, nhập lượng lớn thức ăn, theo dõi, hòa nhập… cho hơn 1.500 cư dân mới gần như chiếm trọn cái Tết Giáp Thìn của bộ phận chăm sóc động vật của River Safari.

“Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã tự nguyện sắp xếp lại kế hoạch về quê ăn Tết để ở lại chăm sóc cho các bạn động vật mới” – chị Giàu bồi hồi nhớ lại. “Các bạn chia sẻ với tôi rằng, khi nào “tụi nhỏ” khỏe mạnh, sống quen với chuồng mới rồi mình về thăm nhà sau cũng được”. Đó là tâm nguyện xuất phát từ tình yêu động vật đặc biệt của đội ngũ nhân viên River Safari.

Ngôi nhà lý tưởng của động vật hoang dã tại miền Trung

Trước đó không lâu, chị Giàu cũng nhận cuộc gọi phối hợp cứu hộ cá thể hổ Bengal nặng hơn 200kg đang bị vận chuyển buôn bán trái phép ở Đa-Krông, Quảng Trị. Do bị gây mê, bị chở đi thời gian dài trong chuồng sắt chật chội, “chúa sơn lâm” đang trong tình trạng sức khỏe kém, có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng. Ngay lập tức, công tác chuẩn bị cho việc tiếp nhận hổ với kịch bản tình huống sức khỏe xấu nhất đã được thực hiện.

 

Công tác tiếp nhận, cấp cứu và thực hiện một loạt các thủ thuật y tế đã được khẩn trương diễn ra trong sáu tiếng. Cá thể hổ Bengal sau đó được đưa về khu vực chuồng trại rộng rãi, yên tĩnh và được bác sĩ theo dõi, chăm sóc y tế 24/24. Hơn 1 tuần sau, không ai có thể nhận ra đây là một cá thể được cứu hộ vì chú hổ Bengal đã oai vệ dạo bước khắp ốc đảo riêng của mình ở River Safari Nam Hội An.

Trước đó, liên tiếp trong khoảng 3 tháng từ cuối năm 2023 đến đầu 2024, công viên bảo tồn này đón gần 30 cá thể chồn đất - cầy Meerkat, chuột túi Kangaroo Wallaby, chuột lang nước khổng lồ Capybara, họ gặm nhấm từ Quảng Ninh cùng hàng loạt loài động vật quý hiếm, nằm trong danh mục cần cấp thiết bảo tồn như tê tê Java, bồ nông trắng lớn, vẹt trắng mắt xanh, rồng Nam Mỹ... Tất cả đều là những cá thể bị săn bắt, nhập lậu trái phép, bị nuôi nhốt trong môi trường sống không phù hợp dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và tập tính sinh hoạt.

 

Chị Ngọc Giàu cho biết: “Hàng năm, các cơ quan chức năng tại Việt Nam liên tục ngăn chặn được nhiều vụ buôn bán, săn bắt, nhập lậu trái phép động vật hoang dã. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và nhập đàn cho các cá thể này thật sự cần thời gian, cơ sở vật chất và sự chăm sóc toàn diện của đội ngũ chuyên gia. Sau gần 6 năm đầu tư, nỗ lực xây dựng chức năng trung tâm cứu hộ và bảo tồn, River Safari hiện đã sẵn sàng đáp ứng điều kiện sống tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần cho các loài động vật hoang dã”.

 
 

“Còn nhớ hồi tháng 8/2022, chúng tôi cứu hộ 2 bạn tê tê với thể trạng không tốt. Ban đầu, các bạn rất nhút nhát, không chịu tiếp xúc hay ăn uống. Toàn đội phải chia ca theo dõi 24/24 và kiên trì đưa ra những phương pháp kỹ thuật giúp tê tê cảm thấy an toàn, từ đó thay đổi tâm lý đề phòng với mọi thứ xung quanh. Sau hơn 4 tháng với điều kiện chăm sóc tốt, các bạn đã sinh sản 01 cá thể tê tê non. Đó là “trái ngọt” vô cùng bất ngờ đối với người làm bảo tồn chúng tôi”, anh Lê Việt Cường – Trưởng Bộ phận Chăm sóc Động vật River Safari tự hào kể.

 

Bên cạnh những cá thể cứu hộ, River Safari Nam Hội An hiện đang là “mái nhà” của hơn 500 cá thể thuộc 50 loài động vật quý hiếm, với điều kiện sống được tái hiện với tập tính tự nhiên. Tại đây, mỗi thành viên hoang dã không chỉ được an cư, sinh hoạt theo thời gian biểu và chế độ rất khoa học mà còn có thể “bén duyên” với bạn đời, tạo ra những gia đình mới. Hàng trăm thành viên thế hệ F1 thuộc các loài sư tử, hổ, gấu, linh dương, thiên nga đen… liên tục chào đời mỗi năm là minh chứng sống động cho bầu không khí hạnh phúc, viên mãn tại vườn thú du khảo trên sông đầu tiên tại Việt Nam.

River Safari - Công viên bảo tồn động vật hoang dã trên sông đầu tiên tại Việt Nam

Nằm trong tổ hợp vui chơi giải trí và trải nghiệm văn hóa VinWonders Nam Hội An, River Safari là một trong những công viên bảo tồn động vật hoang dã du khảo trên sông lớn nhất Việt Nam, là ngôi nhà chung bảo tồn và chăm sóc 55 loài động vật với gần 900 cá thể. Du ngoạn dọc theo bờ sông, du khách sẽ được khám phá 4 hệ sinh cảnh hoang dã chính với nhiều loài động vật quý hiếm đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, thuộc danh sách bảo tồn của thế giới như hổ Bengal, sư tử, linh dương sừng kiếm, linh dương sừng xoắn, tê giác…

Trung tâm cứu hộ động vật River Safari

Thành lập ngày 15/08/2023, Trung tâm cứu hộ động vật River Safari là cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo tồn, đồng thời thực hiện cứu hộ, bảo vệ và duy trì sự sống của các loài động vật quý hiếm và triển khai các chương trình bảo vệ môi trường.

Với sứ mệnh đó, River Safari đã góp phần bảo tồn các loài có giá trị cao cả về kinh tế, y học, khoa học và văn hóa nhằm quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực và quốc gia. Hotline cứu hộ động vật: 0903.099.269, hoặc Fanpage https://www.facebook.com/VinWonders.NamHoiAn.Official/

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm