| Hotline: 0983.970.780

Sulphate kali đối với chất lượng sầu riêng

Thứ Năm 27/07/2023 , 15:31 (GMT+7)

Cây trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ thường có triệu chứng vàng lá nhưng khi bón đạm không khắc phục được do bị thiếu lưu huỳnh chứ không phải thiếu đạm.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dụng giúp sầu riêng cho năng suất chất lượng cao.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dụng giúp sầu riêng cho năng suất chất lượng cao.

Lưu huỳnh là một dưỡng chất trung lượng chủ yếu của cây sầu riêng. Lưu huỳnh được cây sử dụng để tổng hợp ra 2 amino acid là methionine và systeine, các amino acid này được dùng để tổng hợp protein.

Cây thiếu lưu huỳnh sự tổng hợp protein có chứa tỷ lệ methionine và systeine rất thấp. Ở lá, phần lớn protein hiện diện trong lục lạp (màu xanh của lá), nên khi cây thiếu lưu huỳnh sự tổng hợp protein bị ức chế, lá bị vàng úa tương tự như thiếu đạm.

Có thể phân biệt sự khác nhau về triệu chứng thiếu của 2 dưỡng chất này bằng cách quan sát vị trí của lá bị vàng. Khi cây thiếu đạm lá già bị vàng trước, còn khi thiếu lưu huỳnh thì cây bị vàng chủ yếu ở lá non. Lá bị vàng úa ảnh hưởng đến tiến trình quang hợp, làm giảm năng suất của cây và chất lượng của trái.

Bên cạnh đó, lưu huỳnh còn có vai trò quan trọng nữa, đó là thành phần cấu trúc của nhiều men biến dưỡng trong cây. Ngoài ra, amino acid methionine còn là tiền chất để tạo ra hormone ethylene, đây là hormone giúp cho trái chín. Do đó, cây thiếu lưu huỳnh sẽ ảnh hưởng đến tiến trình chín và phẩm chất của trái.

Lưu huỳnh được cây hấp thụ chủ yếu từ đất qua rễ ở dạng ion sulphate (SO42-). Trong dãy pH sinh lý, thì SO42- được rễ hấp thụ ở mức độ tương đối thấp. Ngoài ra, do SO42- có điện tích âm nên keo sét và keo mùn của đất không kềm giữ được sulphate ở lại trong đất, vì 2 keo này cũng có điện tích âm.

Chính vì vậy, đất thường hay bị thiếu hụt SO42- do bị mất mát. Đất bị thiếu lưu huỳnh trầm trọng nhất là đất vùng đồi núi nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều có địa hình cao, do lưu huỳnh bị phong hóa rửa trôi theo nước mưa và nước tưới.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu nuôi trái, có đến 21% K2O và 7% lưu huỳnh bón cho cây ăn trái nói chung và cho sầu riêng ở giai đoạn trái đang phát triển.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu nuôi trái, có đến 21% K2O và 7% lưu huỳnh bón cho cây ăn trái nói chung và cho sầu riêng ở giai đoạn trái đang phát triển.

Thực tế ở nước ta cũng cho thấy, cây trồng vùng đồi núi Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thường có triệu chứng vàng úa lá, nhưng khi bón đạm không khắc phục được là do cây bị thiếu lưu huỳnh chứ không phải thiếu đạm.

Từ những hiểu biết về nhu cầu lưu huỳnh ở cây sầu riêng và cây ăn trái, cũng như hiểu biết về thực trạng đất bị mất SO42-, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã chọn dòng phân đơn kali có chứa lưu huỳnh để làm ra phân NPK như kali sulphate (K2SO42-, còn gọi là kali trắng) vừa để cung cấp kali vừa cung cấp lưu huỳnh cho cây mặc dù kali sulphate này mắc tiền hơn kali chlorua (KCl, kali muối ớt).

Chẳng hạn, như phân chuyên dùng Đầu Trâu nuôi trái, có đến 21% K2O và 7% lưu huỳnh được sản xuất từ K2SO42- dùng để bón cho cây ăn trái nói chung và cho sầu riêng ở giai đoạn trái đang phát triển. Chính vì vậy mà nông dân trồng sầu riêng ở Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ rất thích bón phân chuyên dùng Đầu Trâu nuôi trái này.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu AT3, có chứa 17% K2O và chỉ chứa 1,5% lưu huỳnh để bón cho cây ăn trái hay sầu riêng rất hiệu quả.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu AT3, có chứa 17% K2O và chỉ chứa 1,5% lưu huỳnh để bón cho cây ăn trái hay sầu riêng rất hiệu quả.

Theo một số công trình nghiên cứu ở Thái Lan trên cây sầu riêng, bón KCl hay K2SO42- đều cung cấp kali có chất lượng trái như nhau. Dưỡng chất Cl trong phân bón KCl không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cây, cũng như không làm giảm năng suất và màu sắc thịt trái.

Do đó, ở những vùng mà bản chất của đất có chứa nhiều lưu huỳnh (lưu huỳnh từ vật liệu FeS2 bị oxy hóa cho ra acid sulphuric, gây chua đất) như đất ở Đồng bằng sông Cửu Long không nên bón NPK có K dạng K2SO42- vì làm tăng thêm độ chua của đất.

Phân NPK có kali dạng KCl được chọn lựa để sản xuất, như phân chuyên dùng Đầu Trâu AT3 của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, có chứa 17% K2O và chỉ chứa 1,5% lưu huỳnh để bón cho cây ăn trái hay sầu riêng ở giai đoạn trái phát triển. Loại phân NPK này đã tỏ ra rất thích hợp cho đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm
Phòng trị rầy phấn trắng hại lúa

Rầy phấn trắng (bọ phấn) hại lúa xuất hiện và gây hại nhiều trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL, nhất là Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long... gây hại đáng kể.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.