| Hotline: 0983.970.780

Syngenta và FMC sẽ thương mại công nghệ đột phá kiểm soát cỏ dại trên lúa

Thứ Tư 17/05/2023 , 11:27 (GMT+7)

Hoạt chất mới có tên Tetflupyrolimet, do FMC nghiên cứu và phát triển với sự hỗ trợ của Syngenta, đây là loại thuốc trừ cỏ có cơ chế tác động mới nhất.

Loại thuốc trừ cỏ đầu tiên có cơ chế tác động mới nhất trong hơn ba thập kỷ qua hứa hẹn giúp hàng triệu nông dân trồng lúa thay đổi phương thức kiểm soát cỏ dại.

Tại Basel (Thụy Sĩ), ngày 16/5/2023, Tập đoàn Syngenta và FMC đã công bố thỏa thuận đưa ra thị trường công nghệ đột phá để kiểm soát cỏ dại trên lúa ở châu Á. Hoạt chất mới có tên Tetflupyrolimet, do FMC nghiên cứu và phát triển với sự hỗ trợ của Syngenta. Đây là loại thuốc trừ cỏ đầu tiên có cơ chế tác động mới nhất trong hơn ba thập kỷ qua (DHODH - HRAC Group 28), hứa hẹn giúp nông dân trồng lúa giải quyết những thách thức của tình trạng cỏ dại kháng các loại thuốc diệt cỏ hiện có.

Các nhà khoa học Syngenta trong phòng thí nghiệm.

Các nhà khoa học Syngenta trong phòng thí nghiệm.

Tetflupyrolimet giúp tăng năng suất và chất lượng lúa thông qua hiệu lực kéo dài trong kiểm soát các loại cỏ dại quan trọng, là những đối tượng cạnh tranh nước, phân bón, ánh sáng và không gian với cây lúa, đồng thời cũng là ký chủ của các loại sâu, bệnh hại trên đồng ruộng.

Ưu điểm nữa của công nghệ này là liều dùng thấp và an toàn cho cây trồng. Ngoài việc dễ sử ​​dụng trên lúa cấy truyền thống, thuốc trừ cỏ mới này còn rất phù hợp với lúa gieo sạ thẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ canh tác hiện đại và thân thiện hơn với môi trường.

Bà Ioana Tudor, Giám đốc Marketing toàn cầu của Bộ phận Nông dược Syngenta cho biết: “Công nghệ mới này là bước tiến giúp tăng năng suất và chất lượng lúa, đồng thời giải quyết thách thức ngày càng tăng về khả năng kháng thuốc của cỏ dại và có thể làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu nông dân trồng lúa. Syngenta rất vui mừng trước tiềm năng của công nghệ mới này trong việc nâng cao tính bền vững trong sản xuất lúa gạo toàn cầu".

Sản xuất lúa gạo là sinh kế của khoảng 150 triệu nông dân trên toàn cầu - những người cung cấp 1/5 nguồn lương thực thế giới. Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở các nước đang phát triển, chiếm gần 30% tổng lượng calo tiêu thụ của toàn bộ dân cư trong khu vực. Trồng lúa cũng là một trong những ngành tạo ra công ăn việc làm quan trọng nhất ở nông thôn.

Sản xuất lúa gạo là sinh kế của khoảng 150 triệu nông dân trên toàn cầu.

Sản xuất lúa gạo là sinh kế của khoảng 150 triệu nông dân trên toàn cầu.

Theo thỏa thuận, cả Syngenta và FMC sẽ đưa các sản phẩm có hoạt chất Tetflupyrolimet đến các thị trường lúa gạo trọng điểm ở châu Á. Syngenta sẽ đăng ký và thương mại hóa Tetflupyrolimet tại Trung Quốc - thị trường gạo lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Syngenta sẽ thương mại hóa các hợp chất có chứa hoạt chất Tetflupyrolimet sử dụng trên cây lúa ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia cũng như ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

FMC sẽ đăng ký và thương mại hóa Tetflupyrolimet cũng như một loạt sản phẩm ở tất cả các quốc gia này, ngoại trừ ở Trung Quốc, nơi tập trung vào các sản phẩm hợp chất cho cây lúa. Trong khi đó, Syngenta sẽ tiếp tục độc quyền thương mại hóa Tetflupyrolimet cho cây lúa ở Bangladesh.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Ra mắt bộ giống chè mới và giải pháp canh tác chè bền vững

PHÚ THỌ Bộ giống chè mới và các kỹ thuật canh tác chè đã được giới thiệu tại Diễn đàn 'Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao' tổ chức sáng 5/11.