| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu nông nghiệp vùng đông đồng bào dân tộc Khmer Kiên Giang

Chủ Nhật 02/10/2016 , 07:20 (GMT+7)

Quy hoạch, bố trí vùng thâm canh rau theo hướng rau sạch, an toàn là một trong những hướng tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Gò Quao - nơi có đông đồng bào Khmer (Kiên Giang) từ nay đến năm 2020.

Thực hiện chủ trương này, hiện nay nông dân vùng cù lao xã Vĩnh Phước A đã chuyển dịch hơn 1,2ha đất kém hiệu quả sang thâm canh trồng màu theo hướng rau sạch.

Có thể nói người mạnh dạn và đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng thâm canh các loại rau màu theo hướng rau sạch là các hộ nông dân ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A. Hiện có hơn 1,2 ha đất lúa, đất vườn tạp nhiễm phèn, kém hiệu quả được nông dân ở đây chuyển sang trồng màu kết hợp chăn nuôi cá trong mương ao.

Anh Đồng Sĩ Tuấn là một trong những nông dân đầu tiên chuyển sang thâm canh trồng rau sạch đạt hiệu quả. Trên diện tích 2.000m2, từ các loại rau sạch như cải xanh, mướp, rau thơm, tía tô…, hàng năm gia đình anh thu nhập hàng chục triệu đồng, nếu tính cả việc trồng khóm, nuôi cá, gia súc, gia cầm anh thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

13-33-02_ti-co-cu-nong-nghiep
Anh Đồng Sĩ Tuấn ở ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao thu hoạch rau màu

 

"Cây màu so sánh với cây lúa lợi nhuận gấp bốn, năm lần. Tôi trồng rau sạch sử dụng hoàn toàn bằng tro trấu, rơm mục, phân vịt, không hề sử dụng phân vô cơ. Nông sản làm ra đều có thị trường tiêu thụ, đi bỏ mối tại các chợ trong vùng một ngày 50kg trở lên. Trồng phân hóa học mau hư đất, chai đất, thậm chí nếu gặp mưa nhiều quá làm dễ hư hỏng rau nhanh, không bán được. Từ ngày trồng rau cuộc sống thoải mái hơn làm ruộng. Dự tính năm tới mở rộng diện tích, làm thêm giàn lưới tre mùa mưa để thu nhập được nhiều hơn”, anh Đồng Sĩ Tuấn tâm sự.

Xác định trồng hoa màu theo hướng rau sạch vừa ít tốn chi phí, vừa đảm bảo môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, vả lại nông sản tiêu thụ dễ dàng, những năm gần đây anh Phan Hoài Em, ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A đã tận dụng hơn 1.000m2 đất thâm canh các loại rau màu như cải xanh, xà lách, cải muỗng, rau ngót….kết hợp nuôi cá với mương ao và đã cho hiệu quả gấp 4 đến 5 lần so với cây lúa.

"Ở đây giá bán nông sản ổn định và tiêu thụ dễ dàng vì số lượng sản xuất ra ít, lợi nhuận cao hơn lúa mà thời gian thu hoạch ngắn hơn. Mình thấy chuyên canh cây màu thì có lãi hơn cây lúa, tôi trồng nhiều loại rau, vì như vậy dẽ bán dễ hơn. Ở trên trồng rau, dưới tận dụng thả cá góp phần cải thiện bữa ăn, trong nhà cũng thả gà vườn thêm. Ba năm trở lại đây kinh tế tôi phát triển hơn đảm bảo cuộc sống gia đình”, anh Phan Hoài Em cho biết.

13-33-02_ru-mu
Anh Phan Hoàng Em ở ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao đang chăm sóc ruộng rau màu của gia đình

 

Cây màu giờ đây đã trở thành nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định với mức cao cho hàng chục nông dân trong vùng, nhất là những hộ ít đất sản xuất cũng thoát nghèo từ loại rau màu này. Nhờ áp dụng trồng rau sạch nên nông sản làm ra tới đâu được tiêu thụ dễ dàng với mức giá ổn định. Nói về hiệu quả của mô hình trồng rau sạch, ông Trần Văn Tá, Bí thư Chi bộ ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A cho biết, từ khi bỏ trồng lúa chuyển qua trồng màu kết hợp với nuôi cá thì đời sống bà con có nâng lên, thu nhập cao, chi phí sản xuất giảm bởi bà con tận dụng các loại phân hữu cơ, thời gian thu hoạch nhanh nên đời sống bà con phát triển hơn nhiều so trước đây.

Xác định hiệu quả của những loại cây trồng này, theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp từ nay đến năm 2020, Gò Quao sẽ hình thành vùng thâm canh rau màu theo hướng sạch, an toàn trên diện tích 1.000ha với sản lượng cung cấp trên thị trường đạt 23.500 tấn. Vùng quy hoạch bố trí chủ yếu ở các xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Định An, Định Hòa, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng và một số nơi có điều kiện thích hợp, đảm bảo nước tưới.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.