| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả ở Trà Vinh

Thứ Hai 15/11/2021 , 08:43 (GMT+7)

Trà Vinh Từ năm 2014 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi được gần 22.000ha đất lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang chuyên canh các loại cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả cao.

Trà Vinh là tỉnh ven biển cuối nguồn sông Cửu Long, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Mùa khô nắng nóng đến sớm hơn những địa phương khác ở vùng thượng và vùng giữa ĐBSCL. Nhất là những huyện ven biển như Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải.

Những năm qua, ngành nông nghiệp địa phương đã thực hiện tái cơ cấu sản xuất mang lại hiệu quả tích cực, theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản. Riêng trong lĩnh vực trồng trọt thì giảm dần tỷ trọng cây lúa, tăng dần rau màu, cây ăn trái.

Sản xuất rau màu thích ứng biến đổi khí hậu tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Hữu Đức.

Sản xuất rau màu thích ứng biến đổi khí hậu tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Hữu Đức.

Theo Sở NN-PTNT Trà Vinh, giai đoạn 2014-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 19.800ha, đất lúa kém hiệu quả. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, nông dân Trà Vinh đã chuyển đổi gần 1.880ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm và lâu năm khác hoặc kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Trong đó, người dân chuyển trên 987ha đất lúa sang trồng bắp, trồng cỏ và một số cây ngắn ngày khác. Trên 547ha sang trồng cây ăn trái, chuyển sang trồng dừa 282ha, kết hợp nuôi thủy sản trên 23ha và chuyên nuôi thủy sản trên 39ha. Xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang là một trong những địa phương thực hiện chuyển đổi mạnh diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng màu vụ hè thu năm 2021 và thực hiện tốt theo quy hoạch từng tiểu vùng.

Ông Kim Sô Phan, cán bộ nông nghiệp xã Long Sơn cho biết: Tiểu vùng I diện tích 1.250 ha chuyên sản suất 1 đến 2 vụ lúa cộng thêm 1 vụ màu. Tiểu vùng II diện tích 390 ha chuyên sản suất màu từ 2 đến 3 vụ/năm, chủ yếu là cây dưa hấu và đậu phộng. Riêng tiểu vùng III diện tích 950 ha nằm dọc theo sông Hiệp Mỹ thuộc Dự án đồng Trà Côn diện tích 410 ha và dự án đồng năng 440 ha chuyên nuôi thủy sản tiếp tục được chuyển đổi từ đất lúa sang nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và siêu thâm canh.

Cũng theo ông Kim Sô Phan, trong công tác chuyển đổi tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm 2021, xã Long Sơn đã và đang thực hiện chuyển đổi 13 ha bằng 25 hộ làm lúa kém hiệu quả sang trồng màu. Nâng tổng số chuyển đổi đến nay 182,5 ha chủ yếu ở các ấp Huyền Đức, Bào Mốt, Sóc Giụp, Sóc Mới, Ô Răng… Trong thực hiện hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2021 xã đã hỗ trợ nhà lưới trồng rau an toàn cho 3 hộ diện tích 0,6ha với số tiền 270 triệu đồng và 13 hộ chuyển đổi lúa sang trồng màu, cỏ diện tích 6,3 ha với số tiền 23,5 triệu đồng của ấp Huyền Đức.

Nông dân Lê Quốc Hùng ở ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang phấn khởi cho biết: Từ khi có dự án hồ nước ngọt, gia đình ông sản xuất rau màu ổn định, năng suất tăng, thu nhập khá. Ảnh: Hữu Đức.

Nông dân Lê Quốc Hùng ở ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang phấn khởi cho biết: Từ khi có dự án hồ nước ngọt, gia đình ông sản xuất rau màu ổn định, năng suất tăng, thu nhập khá. Ảnh: Hữu Đức.

Ấp Huyền Đức xã Long Sơn là khu vực đất giồng cát, mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất. Nông dân phải khoan giếng để lấy nước sản xuất. Những năm qua, Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh đã đầu tư công trình hồ nước ngọt dự trữ nước mưa có khả năng phục vụ sản xuất cho hơn 10 hộ dân vào mùa khô. Nhờ có hồ nước ngọt này, tưới tiêu được đảm bảo, năng suất cây trồng cũng tăng lên. Từ đó, đời sống của bà con xung quanh hồ dần khấm khá hơn. 

Ông Lê Quốc Hùng có 6.500 đất giồng ở đây nhờ thụ hưởng nguồn nước từ dự án hồ chứa nước ngọt và hỗ trợ pin năng lượng mặt trời từ dự án AMD (dự án thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL) nên đời sống của gia đình ông cải thiện nhiều hơn.

Ông Hùng phấn khởi nói: “Ở đây, chủ yếu trồng cây dưa hấu, bí, đậu phộng. Riêng cây đậu phộng cần nhiều nước trong mùa khô. Chưa có sử dụng nguồn nước trồng đậu 1 vụ khoảng 1 tấn, bây giờ có thể lên đến 1,2-1,3 tấn. Riêng cây bí 1ha đạt 15 tấn/ha, nói chung có lợi nhuận hơn so với trước”.

“Nhờ được Dự án thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL hỗ trợ 5 tấm pin năng lượng mặt trời, công suất khoảng 4 Kw/h. Nếu không có dự án hỗ trợ mỗi tháng chi phí xài điện khoảng 600.000 đồng. Từ khi có dự án này chi phí điện chỉ còn khoảng 300.000 đồng”, ông Lê Quốc Hùng bày tỏ.

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.