| Hotline: 0983.970.780

Tái diễn tình trạng san lấp đất ruộng để bán nền

Thứ Năm 30/05/2019 , 13:10 (GMT+7)

Ông Phan Trung Tường, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) vừa ký công văn số 504/UBND-VP về việc xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm trong việc đào đất, san lấp ruộng và mở đường trái phép tại xã Ia Đêr.

13-34-44_nh_khu_dn_cu_sm_ut_duoi_ruong_2
Khu dân cư sầm uất mọc lên từ ruộng lúa.

Theo đó, trước việc một số đối tượng có hành vi đào đất và san lấp ruộng, mở đường trái phép tại khu vực cánh đồng Ia Chor, thuộc làng Brel nên ngày 26/4, UBND huyện Ia Grai đã có văn bản chỉ đạo số 411/UBND-VP giao Phòng TN- MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan và UBND xã Ia Đêr kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, qua xem xét báo cáo số 80/BC-TNMT ngày 9/5 của Phòng TN- MT về việc kiểm tra vị trí san lấp đất tại khu vực cánh đồng Ia Chor, UBND huyện thấy đơn vị này chưa làm rõ hành vi và biện pháp xử lý đối với các đối tượng vi phạm được quy định tại văn bản pháp lý nào.

Để xử lý các đối tượng vi phạm được kịp thời, nghiêm minh, UBND huyện Ia Grai yêu cầu Phòng TN- MT kiểm tra, làm rõ đối tượng có hành vi đào múc đất tại khu vực làng Brel, việc xử phạt vi phạm và buộc khắc phục hậu quả của UBND xã Ia Đêr đã đúng quy định chưa, việc khắc phục hậu quả như thế nào; hướng xử lý tiếp theo ra sao...

Đối với ông Ngô Công Tiên và Phạm Minh Sỹ, do có hành vi đổ đất san gạt trên đất lúa, yêu cầu Phòng TN- MT xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật; đối với hành vi làm đường trái phép trên đất lúa của ông Phạm Xuân Dinh, yêu cầu củng cố hồ sơ tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định...

13-34-44_nh_nhung_mnh_ruong_duoc_do_dt_sn_nen_cho_nguoi_mu_3
Những mảnh ruộng được đổ đất, san nền chờ người mua.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc này ở địa phương này. Cách đây khoảng 5 năm, nhiều cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con dân tộc thiểu số nơi đây, đã mua đất ruộng ở đây với giá dao động từ vài chục đến một trăm triệu đồng/sào sau đó đổ đất, phân nền bán lại với giá thấp nhất là 100 triệu đồng/100m2, tính ra, 1ha đất lúa, nhiều cá nhân kiếm được tiền tỷ dễ như chơi.

Thời điểm đó, hoạt động này diễn ra ồ ạt và công khai khiến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình SX của người dân. Cụ thể, trước đây, dân làng làm 2 vụ lúa nhưng sau đó vụ ĐX không làm được vì thiếu nước. Nguyên nhân, do người ta đổ đất xây nhà làm cho nước khó theo mương dẫn vào ruộng. Mùa mưa thì nước thoát không kịp nên mương nước bị sạt lở, hư hỏng nặng. Ngoài ra, nhà cửa mọc lên san sát khiến dân làng không còn đường đưa máy móc vào ruộng và cũng không còn đường để vận chuyển lúa nên rồi lâm vào thế… buộc phải bán ruộng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.