| Hotline: 0983.970.780

Tấm lòng Lý Phù Sinh

Thứ Tư 12/05/2010 , 10:54 (GMT+7)

Anh nông dân Lý Phù Sinh, dân tộc Dao, ở bản Lâm Sinh, xã Liêm phú - Văn Bàn (Lào Cai) ghi nhớ lời dạy của Bác "thi đua là yêu nước" đã làm nhiều việc tốt.

Lý Phù sinh cùng gia đình con nuôi

Anh nông dân Lý Phù Sinh, dân tộc Dao, ở bản Lâm Sinh, xã Liêm phú - Văn Bàn (Lào Cai) ghi nhớ lời dạy của Bác "thi đua là yêu nước" đã làm nhiều việc tốt.

Anh là người đầu tiên đưa giống cây thảo quả, giống ngô hàng hoá, cây lạc về trồng ở bản Lâm Sinh. Nhờ thế mà kho lương thực nhà anh lúc nào cũng dư dả không chỉ phục vụ cho gia đình mà những bao thóc vàng đổi bằng mồ hôi và công sức của gia đình anh đã giúp cho nhiều hộ nghèo không đứt bữa trong lúc giáp hạt. Khi được hỏi, anh Sinh chỉ cười, vì anh không nhớ mình đã giúp được bao nhiêu nhà, có người hoàn trả có người không trả được vì họ còn khó khăn. Anh bảo: Mình chỉ nhớ đã giúp tiền, giúp thóc cho 40 lượt hộ, đến nay có 19 hộ đã được công nhận thoát nghèo thế là mình vui rồi.

Không chỉ giúp người nghèo bằng tiền, bằng thóc và cây con giống mà chính anh còn cưu mang 4 đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa: Lý Láo Tả, Lý Láo Tở, Lý Láo San, Lý Tà Mảy nuôi dạy, cho ăn học và xây dựng gia đình cho chúng, tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho những đứa con nuôi đã trưởng thành có điều kiện phát triển kinh tế để vươn lên: Không mong phải trả ơn mình đâu mà thấy cuộc sống nó được tốt thì mình vui thôi - anh Sinh nói.

Gia đình anh Nguyễn Văn Toán, dân tộc Tày, ở thôn Đồng Qua xã Liêm Phú trước đây nghèo lắm, chỉ có khung nhà ông cha để lại với sàn nhà, vách nứa ọp ẹp, thiếu đói triền miên, nhờ có sự giúp đỡ của anh Sinh mà nay đã thoát nghèo, ngôi nhà đã được lịa ván lát nền khang trang. Để có được cơ ngơi như hôm nay vợ chồng anh Toán, chị Tỉnh đã phải cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, ban đầu từ vay ăn để giải quyết lúc đói, đến học hỏi kinh nghiệm, học cách làm kinh tế đều được anh Sinh giúp đỡ, đến nay không những đã thoát nghèo, mà kinh tế gia đình anh Toán đã khá giả, mức thu nhập có năm lên đến 150 triệu đồng từ thảo quả, quế, chăn nuôi lợn… Điều đáng nói ở đây, noi gương anh Sinh, vợ chồng anh Toán cũng đã giúp được hàng chục triệu đồng và cây, con giống cho một số hộ nghèo khác trong thôn phát triển kinh tế vươn lên.

Vợ anh Toán cho hay: "Nhớ lại hoàn cảnh gia đình em những năm trước thì chẳng bao giờ dám nghĩ đến cuộc sống như hôm nay. Anh Sinh đã giúp tiền, giúp thóc, cây con giống và cả kinh nghiệm làm ăn, không hề có sự phân biệt người Tày hay người Dao, gia đình em mang ơn anh Sinh rất nhiều".

Những việc anh Lý Phù Sinh đã làm được các cấp ghi nhận, nhiều lần được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Lào Cai và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, anh còn là đại biểu duy nhất của huyện Văn Bàn tham dự Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất giỏi toàn quốc... Mới đây anh vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đoạn đường vào thôn Lâm Sinh, trước đây phải qua một khe nước với đá to và vực sâu. Để đi lại dễ dàng như thế này, gia đình anh Sinh đã đầu tư 7 triệu đồng để san lấp làm đoạn đường này to, rộng và bằng phẳng hơn, tạo điều kiện cho người dân trong bản đi lại dễ dàng. Vào tháng 3 năm 2010 thời tiết khô hanh gây cháy rừng đầu nguồn xã Liêm Phú, lúc đó chính quyền từ huyện đến xã và các ngành chức năng đã đến hiện trường để dập lửa cứu rừng nhưng không huy động được người trong bản tham gia là vì theo phong tục người Dao hôm đó là ngày kiêng. Chỉ một người không thể ngồi yên nhìn rừng bị cháy, lập tức cùng 2 con trai gùi lương thực, thực phẩm, nước uống khẩn trương lên khu vực rừng đang cháy, tiếp sức cho anh em trong đội cứu rừng đang đói và khát vì phải dồn hết sức khẩn trương để dập lửa. Người đó là Lý Phù Sinh.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm