| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường kiểm tra, giám sát chất cấm trong chăn nuôi

Thứ Năm 16/11/2023 , 09:34 (GMT+7)

Qua các đợt thanh, kiểm tra giám sát chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (Salbutamol) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, kết quả test nhanh tại chỗ 100% các mẫu đều âm tính.

Kết quả kiểm tra bằng kít thử nhanh tại các cơ sở giết mổ và điểm trung chuyển heo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đối với các mẫu giám sát đều không phát hiện chất cấm trong chăn nuôi. Ảnh: Trung Chánh.

Kết quả kiểm tra bằng kít thử nhanh tại các cơ sở giết mổ và điểm trung chuyển heo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đối với các mẫu giám sát đều không phát hiện chất cấm trong chăn nuôi. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang cho biết, trong năm 2023, đơn vị có kế hoạch triển khai 2 đợt kiểm tra, giám sát và tuyên truyền các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (Salbutamol) trong giết mổ và trung chuyển heo trên địa bàn.

Mỗi đợt kiểm tra, lực lượng chuyên môn sẽ lấy 80 mẫu nước tiểu heo để giám sát chất cấm Salbutamol tại các cơ sở giết mổ và 20 mẫu tại điểm trung chuyển. Các mẫu sẽ được kiểm tra bằng kít thử nhanh tại chỗ. Nếu kết quả định tính dương tính với chất cấm thì sẽ tiến hành phân tích định lượng tại phòng xét nghiệm.

Kết quả kiểm tra đợt 1, đoàn công tác của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang kết hợp các đơn vị chức năng liên quan đã thu 92 mẫu để giám sát chất cấm tại các cơ sở giết mổ và điểm trung chuyển trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra bằng kít thử nhanh tại chỗ, 92/92 mẫu giám sát chất cấm đều âm tính với Salbutamol.

Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 19 cơ sở giết mổ, trong đó có 11 cơ sở chuyên giết mổ heo, 3 cơ sở chuyên giết mổ gia cầm, còn lại là cơ sở giết mổ heo kết hợp với mổ trâu, bò và gia cầm. Trong 9 tháng đầu năm, ngành Thú y đã kiểm dịch xuất tỉnh được 135.785 con heo và kiểm dịch nhập tỉnh được 146.338 con heo để giết thịt.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm