| Hotline: 0983.970.780

Tăng sức chống chịu vùng ven biển ĐBSCL bằng các khu rừng ngập mặn

Thứ Bảy 11/06/2022 , 01:58 (GMT+7)

Thông qua trồng rừng ngập mặn, khu vực ven biển ĐBSCL sẽ được tăng cường sức chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội thảo về 'Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển thông qua trồng rừng ngập mặn tại ĐBSCL' chiều 10/6. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội thảo về “Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển thông qua trồng rừng ngập mặn tại ĐBSCL” chiều 10/6. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chiều 10/6, Bộ NN-PTNT, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức Hội thảo về “Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển thông qua trồng rừng ngập mặn tại ĐBSCL”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, để tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian qua Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho ngành nông nghiệp triển khai các đề án, dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

Theo đó, ADB và Chính phủ Hà Lan đã cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong tăng cường khả năng chống chịu của các vùng ven biển của ĐBSCL và khả năng phục hồi cho người dân. Bộ NN-PTNT hiện đang xây dựng dự án “Khôi phục và quản lý bền vững rừng ven biển khu vực ĐBSCL nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” tại 5 tỉnh ven biển là Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Dự án được đề xuất tổng vốn dự kiến khoảng 64 triệu USD và dự kiến sẽ được triển khai từ 2023 - 2029.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp, dự kiến dự án sẽ triển khai trồng mới 3.500 ha rừng, trồng phục hồi 1.000 ha rừng; Xây dựng phương án quản lý rừng bễn vững cho tất cả các chủ rừng, đóng mốc giới rừng; Mô hình đồng quản lý rừng ven biển (diện tích rừng hiện có và diện tích trồng mới).

Bên cạnh đó, dự kiến dự án sẽ cung cấp các giải pháp kỹ thuật gây bồi tạo bãi; Xây dựng 5 vườn ươm công nghệ cao; Trồng 3 triệu cây phân tán; Thiết lập hệ thống theo dõi, quản lý, giám sát rừng; Xây dựng 25 mô hình canh tác thủy hải sản bền vững; Xây dựng 25 mô hình du lịch sinh thái rừng ven biển; Tăng cường năng lực và phát triển thể chế, quản trị rừng.

Theo định hướng đó, Đại sứ quán Hà Lan và ADB đang hỗ trợ Bộ NN-PTNT chuẩn bị nội dung vận động Quỹ Khí hậu Xanh GCF đồng tài trợ cho dự án.

Nhằm hỗ trợ Bộ NN-PTNT và ADB trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển dự án, Chính phủ Hà Lan đã chỉ định tập đoàn Royal HaskoningDHV và Wetlands International thực hiện nghiên cứu về “Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển thông qua trồng rừng ngập mặn tại ĐBSCL”, với những bài học kinh nghiệm quốc tế dưới góc nhìn tổng thể toàn diện về các yếu tố thành công và thất bại đối với các dự án phục hồi rừng ngập mặn.

Ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc phòng chống sạt lở bờ biển, giảm thiểu tác hại của nước biển dâng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc phòng chống sạt lở bờ biển, giảm thiểu tác hại của nước biển dâng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chia sẻ với báo Nông nghiệp Việt Nam bên lề Hội thảo, ông Trần Quang Bảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc phòng chống sạt lở bờ biển, giảm thiểu tác hại của nước biển dâng, từ đó góp phần ổn định sinh kế của người dân.

Tuy nhiên, trước xu hướng phát triển kinh tế xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các nước trên thế giới, diện tích rừng ngập mặn, đặc biệt là rừng ngập mặn tự nhiên đã bị suy giảm nhiều, tác động đến sinh kế và giảm thiểu đa dạng sinh học.

Chính vì vậy, ông Trần Quang Bảo đánh giá dự án khôi phục, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển ĐBSCL theo dự định đề xuất Chính phủ Việt Nam, phối hợp với Chính phủ Hà Lan và ADB có ý nghĩa rất quan trọng vì khu vực ĐBSCL là nơi chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu.

“Tuy nhiên do đặc thù về mặt địa hình, chế độ dòng chảy cũng như lập địa nên việc khôi phục rừng ngập mặn ở khu vực ĐBSCL hiện nay đang gặp khó khăn. Thế nên vai trò của chính quyền các địa phương đối với việc thực hiện dự án là rất lớn”, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp nhận định.

Rừng ngập mặn là giải pháp tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: TL.

Rừng ngập mặn là giải pháp tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: TL.

Theo đó, ông Trần Quang Bảo cho rằng, đầu tiên, các địa phương khi tham gia dự án cần rà soát lại những vùng quỹ đất có thể triển khai dự án, sau đó đánh giá tác động của việc thực hiện trồng rừng ngặp mặn đến sinh kế của người dân.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Willem Schoustra, tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan, cho biết Hà Lan đã và đang là đối tác của Việt Nam trong qua trình thực hiện quy hoạch tổng thể ĐBSCL. Dự án trồng rừng ngập mặn rất phù hợp với chương trình nghị sự của 2 nước cũng như quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp mà Bộ NN-PTNT cũng như các địa phương đang hướng tới.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm