| Hotline: 0983.970.780

Tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa đứng đầu Bắc Trung bộ

Thứ Năm 01/07/2021 , 16:12 (GMT+7)

Ngay sau Đại hội 19 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa thành công, các hoạt động về sản xuất kinh doanh, thu hút nguồn lực đầu tư được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa và các thành viên trong đoàn kiểm tra khảo sát địa điểm đầu tư dự án 'Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En' tại làng Lúng, xã Xuân Thái. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa và các thành viên trong đoàn kiểm tra khảo sát địa điểm đầu tư dự án “Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En" tại làng Lúng, xã Xuân Thái. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Thống nhất ý chí, tích cực hành động

Khác với một số nơi, sau Đại hội và cho đến bây giờ công tác bố trí nhân sự vẫn còn tiếp diễn. Trong khi Thanh Hóa gần như việc đào tạo, bố trí, sắp xếp các vị trí đã được tiến hành gần như căn bản trước và trong từng Đại hội cơ sở. Còn sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, mọi việc gần như đã hoàn tất. Việc còn lại là dồn tổng lực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiện thực hóa Nghị quyết một cách hiệu quả.

Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đã cùng các sở, ngành tích cực bám sát cơ sở, giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh trong nhân dân; trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành Trung ương và các Tập đoàn kinh tế có uy tín trong và ngoài nước để thống nhất chủ trương đầu tư. Từ đó nhiều chủ trương đã được quyết, nhiều dự án đã được triển khai.

Nhìn thấy tính ổn định của công tác tổ chức và phương pháp điều hành thể hiện tính sáng tạo, đoàn kết thực chất ấy từ tập thể lãnh đạo đến sự đồng lòng của người dân mà các nhà đầu tư đã tìm đến Thanh Hóa.

Hồi đầu năm nay, tại buổi làm việc với Tập đoàn SunGroup, lãnh đạo tỉnh cùng các ngành đã phân tích những tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Như Thanh - một huyện miền núi còn nghèo khó của tỉnh.

Vì thế, việc tổ chức triển khai thực hiện dự án “Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En" của Tập đoàn SunGroup là bước đi đúng đắn, tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển vùng kinh tế phía tây của tỉnh. Với quyết tâm đó, tỉnh và Tập đoàn SunGroup thống nhất dự kiến khởi công dự án này vào quý III năm 2021.

Sức bật mới của Thanh Hóa hôm nay sẽ là động lực cho cực tăng trưởng phía Bắc cùng với Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Ảnh: Tùng Đinh

Sức bật mới của Thanh Hóa hôm nay sẽ là động lực cho cực tăng trưởng phía Bắc cùng với Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Ảnh: Tùng Đinh

Và mới đây nhất, ngày 23/6, UBND tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn T&T Group đã tổ chức khởi công xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái Tân Dân tại phường Tân Dân, thị xã Nghi Sơn.

Nằm dọc bờ biển, Khu du lịch sinh thái Tân Dân có quy mô 84,8 ha; tổng vốn đầu tư hơn 3.660 tỷ đồng. Dự án nằm cách quốc lộ 1A chừng 1 km, cách trung tâm thị xã Nghi Sơn khoảng 20 km, cách Sầm Sơn khoảng 30 km và cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 35 km, tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng giữa các đô thị, trung tâm du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Hơn thế nữa, khu vực dự án tiếp giáp với tuyến đường ven biển kết nối toàn bộ chuỗi du lịch biển trải dài gồm Sầm Sơn - Tiên Trang - Quảng Nham - Hải Hòa - Hải Thanh, tạo thành quần thể du lịch quy mô, hiện đại bậc nhất của tỉnh Thanh Hóa.

Với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc của thế giới và bản sắc văn hóa của địa phương, dự án sẽ tạo dựng một khu du lịch biển vừa hiện đại vừa mang dấu ấn đặc trưng riêng của vùng đất.

Không chỉ đáp ứng xu hướng phát triển hội nhập, Khu du lịch sinh thái Tân Dân còn là biểu tượng cho mô hình du lịch mới của Thanh Hóa với không gian nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích cao cấp, cùng các hoạt động trải nghiệm ngoài trời sôi động, hấp dẫn.

Khắc phục bằng được tư tưởng “lợi ích cá nhân”

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cho hay, tỉnh bước vào thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm trong bối cảnh làn sóng thứ ba, thứ tư của đại dịch COVID-19 có diễn biến nhanh chóng, phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế toàn cầu, đến nước ta, đến tỉnh. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng diễn ra ở trong tỉnh và một số tỉnh lân cận; thiên tai diễn biến khó lường...

Trong bối cảnh đó, cả hệ thống chính trị đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, với phương châm “Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả” cho nên tỉnh đã đạt được nhiều thành tích, kết quả rất quan trọng và toàn diện tất cả các lĩnh vực.

Mới chỉ là bước đầu

“Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, đứng thứ 12 của cả nước. Những con số là minh chứng rõ nét về những nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, không được phép chủ quan, thỏa mãn”, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nói.

Đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đến nay trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang kiểm soát tốt tình hình, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo môi trường cho người dân yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo vệ được tính mạng, tài sản của nhân dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động bởi dịch COVID-19 và khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, nhưng kết quả thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý, kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa (GRDP) ước đạt 8,66%, cao nhất trong các tỉnh Bắc Trung Bộ, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,47%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,9%; dịch vụ tăng 7,3%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 15.878 tỷ đồng, bằng 60% dự toán năm, tăng 5% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa ước đạt 10.342 tỷ đồng, bằng 63% dự toán, tăng 16,1%. Đến cuối tháng 6, hầu hết các lĩnh vực thu đều đạt trên 50% dự toán và tăng so với cùng kỳ. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 67.950 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ.

“Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, đứng thứ 12 của cả nước. Những con số là minh chứng rõ nét về những nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, không được phép chủ quan, thỏa mãn”, ông Hưng nói.

Về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nêu rõ ngoài việc “4 tăng, 2 giảm, 3 không” đã xây dựng cần thêm “3 công”, đó là: Công khai về hồ sơ, thủ tục; công khai về thời gian giải quyết công việc; công khai về vấn đề thu phí, lệ phí nếu có...

Một góc TP Thanh Hóa hôm nay. Ảnh: Tùng Đinh

Một góc TP Thanh Hóa hôm nay. Ảnh: Tùng Đinh

Nhấn mạnh về cải cách hành chính, ông Đỗ Trọng Hưng cho rằng, nâng cao chỉ số hiệu quả hành chính công có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó cải cách hành chính là vấn đề trọng tâm, có tính chất quyết định. Nếu làm tốt công tác cải cách hành chính thì năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hiệu quả cải cách hành chính công sẽ tốt lên.

Và trong cải cách hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính với phương châm nhanh, đúng, hiệu quả. Trên tinh thần các cơ quan tham mưu chuyển từ giải thích, giải trình sang hướng giải pháp, giải quyết; kiên quyết khắc phục bệnh đùn đẩy, lòng vòng và không dám tham mưu; cần phải khắc phục bằng được tư tưởng “lợi ích cá nhân” không vì sự phát triển chung trong giải quyết công việc.

Không chỉ có lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành xuyên suốt mọi mặt kinh tế, xã hội mà việc lắng nghe dư luận một cách tích cực cũng cho thấy sự điềm tĩnh, khôn ngoan của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa hôm nay.

Chẳng hạn như mới đây, Tỉnh ủy đã chỉ đạo chưa triển khai xây dựng cụm công trình tượng đài 255 tỷ đồng. Đây là một sự lắng nghe cần thiết từ sau những đóng góp của dư luận mấy ngày qua ở nhiều khía cạnh. Tinh thần cầu thị, thái độ trách nhiệm ấy càng góp phần làm đẹp thêm khát vọng thịnh vượng của Thanh Hoá.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.