| Hotline: 0983.970.780

Tăng trưởng nông nghiệp quý 1/2019 cao hơn trung bình 5 năm gần đây

Thứ Sáu 05/04/2019 , 14:49 (GMT+7)

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ Quý 1/2019 tại Hà Nội, sáng 5/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn chia sẻ, 3 tháng đầu năm 2019, ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như: dịch tả lợn Châu Phi, xâm nhiễm mặn tại ĐBSCL, sạt lở tại ven biển miền Trung, xuất khẩu tiêu, điều, cà phê gạo… giảm, tuy nhiên toàn ngành đã nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì được đà tăng trưởng khá.

Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn chia sẻ, tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,68% quý 1/2019 là cao hơn trung bình 5 năm trở lại đây

Số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp Qúy 1 ước đạt 2,29%. Trong đó, nông nghiệp tăng 1,93%, lâm nghiệp tăng 4,32% và thủy sản tăng 5,24%. GDP toàn ngành nông nghiệp trong quý 1 ước đạt khoảng 2,68%, trong đó nông nghiệp đạt 1,84%, lâm nghiệp tăng 4,2%, thủy sản 5,1%.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh, so với quý 1/2018 (tốc độ tăng GDP quý 1/2018 đạt 4,05%), mức tăng GDP của Quý 1/2019 thấp hơn. Tuy nhiên, GDP quý 1/2018 được thống kê xác định mức tăng cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Nếu tính trung bình 5 năm trở lại đây (năm 2017 2,08%; năm 2016 -1,31%; năm 2015 2,25%; năm 2014 2,68%), mức tăng GDP của quý 1 chỉ là 1,95%, do đó mức tăng 2,68% của quý 1/2019 thực tế vẫn là mức tăng trưởng khá của ngành nông nghiệp trong bối cảnh gặp vô vàn khó khăn như hiện nay.

Nội dung khó khăn trong quý 1/2019 đã được chính Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định ngay từ đầu năm 2019 và nhấn mạnh lại tại cuộc họp giao ban tháng 3/2019 vừa qua của Bộ, đó là “Tinh thần chung phải coi năm nay là năm đặc biệt khó khăn và thử thách đối với ngành nông nghiệp.”

Do đó, để đảm bảo thúc đẩy những lĩnh vực có dư địa duy trì đà tăng trưởng năm 2019, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thúc đẩy sản xuất kinh doanh những lĩnh vực có dư địa phát triển, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp xuất khẩu, như: lâm nghiệp, thủy sản, mặt hàng rau củ quả với tinh thần chủ động nhất có thể.

Đối với lĩnh vực thủy sản, cần thúc đẩy phát triển lĩnh vực khai thác (hải sản, thủy sản) và nuôi trồng (hai đối tượng chính là cá tra, tôm). Đối với lâm nghiệp, với các hiệp định đã ký kết, nhất là Hiệp định đối tác tự nguyên về thực thi lâm luật và quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU sẽ là cơ hội lớn để các sản phẩm gỗ từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường Châu Âu và các nước trên thế giới.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 có thể đạt kỷ lục 11 tỷ USD

Hiện Hiệp định VPA đã được Nghị viên Châu Âu bỏ phiếu thuận thông qua cũng như đã được các thành viên Chính phủ Việt Nam xem xét, dự kiến Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 này. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho trên 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tiếp cận thị trường EU. Dự báo, với đà tăng trưởng xuất khẩu như hiện nay kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 có thể đạt kỷ lục 11 tỷ USD.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất