| Hotline: 0983.970.780

Tạo cơ chế để ngành gốm sứ phát triển bền vững

Thứ Ba 22/09/2020 , 19:09 (GMT+7)

Hội thảo "Bảo tồn và phát triển ngành nghề gốm sứ" nhằm tìm kiếm các giải pháp để phát triển vùng sản xuất gốm tập trung gắn với vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngành gốm sứ Việt Nam đang có cơ hội để tăng trưởng khi gần đây các quốc gia nhập khẩu gốm sứ lớn trên thế giới như Mỹ, Liên minh Châu Âu áp đặt hàng rào thuế quan cao hơn đối với gốm sứ của Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Ngành gốm sứ Việt Nam đang có cơ hội để tăng trưởng khi gần đây các quốc gia nhập khẩu gốm sứ lớn trên thế giới như Mỹ, Liên minh Châu Âu áp đặt hàng rào thuế quan cao hơn đối với gốm sứ của Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Cùng đó, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các mặt hàng gốm hướng tới xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Hội thảo do Cục Kinh tế hợp tác và PTNT tổ chức chiều 22/9. Ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết, hiện nguồn nguyên liệu gốm sứ chưa đồng bộ và đang suy giảm mạnh. Có 2 vấn đề chính liên quan đến nguyên liệu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề gốm sứ. Thứ nhất là Việt Nam thiếu các nguồn sản xuất nguyên liệu đồng bộ, thiếu kỹ thuật chế biến nên khó sản xuất được gốm sứ chất lượng cao, mặc dù có nhà máy sản xuất đất sét tốt nhưng không có nhà máy sản xuất cao lanh tốt thì cũng không thể làm gốm sứ tốt được vì 2 vật liệu này luôn phải phối trộn cùng nhau.

Thứ hai là nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm do việc quy hoạch xây dựng nhà ở và công trình ngay tại các khu có vùng nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất gốm ở Bình Dương là một ví dụ, các mỏ cung cấp nguyên liệu hiện tại cho gốm sứ Bình Dương ở Chơn Thành, Đất Cuốc, Cổng Xanh... cũng đang giảm nhanh.

Cùng đó, trên phương diện cạnh tranh quốc tế, các sản phẩm gốm sứ thủ công Việt Nam phải cạnh tranh rất khốc liệt với các quốc gia sản xuất gốm sứ từ rất nhiều quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… Thị trường hàng gốm sứ toàn cầu rất lớn, chỉ tính riêng hàng gốm sứ để bàn (bát, đĩa, lọ hoa…) thì kim ngạch toàn cầu năm 2017 đạt 59 tỷ USD và ước đạt 75 tỷ USD năm 2022. Điều đó có nghĩa là thị phần hàng gốm sứ Việt Nam đạt chưa đến 1% nhu cầu của thị trường gốm sứ toàn cầu.

Theo ông Ngọc, thị phần hàng gốm sứ Việt Nam còn nhỏ nhưng có các cơ hội để tăng trưởng khi gần đây các quốc gia nhập khẩu gốm sứ lớn trên thế giới như Mỹ, Liên minh Châu Âu áp đặt hàng rào thuế quan cao hơn đối với gốm sứ của Trung Quốc. Chẳng hạn vào ngày 12/12/2019, Ủy ban Châu Âu đã ra các hình phạt mới đối với gốm sứ từ Trung Quốc, áp dụng mức thuế 36% do các nhà xuất khẩu sản phẩm đồ ăn và đồ dùng nhà bếp Trung Quốc vi phạm luật chống bán phá giá của EU, tromg khi đó mức thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam chỉ từ 3,5 - 6% tùy thuộc các nhóm mặt hàng khác nhau.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HG

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HG

Trước những khó khăn và cơ hội đó, ông Lê Bá Ngọc đưa ra một số giải pháp: Cần tạo cơ chế hỗ trợ để xây dựng, hình thành các trung tâm xử lý và chuẩn hóa nguyên liệu ngành gốm đồng bộ đối với ngành gốm sứ nói chung, làng nghề gốm sứ nói riêng. Đây là động lực để ổn định sản xuất và là tiền đề để phát triển các sản phẩm gốm sứ có giá trị gia tăng cao. Cần quy hoạch một số trung tâm nguyên liệu gốm sứ lớn và tập trung để phục vụ các làng nghề gốm sứ của cả nước.

Cùng đó, tạo cơ chế thuận lợi và quy hoạch các vùng sản xuất gốm tập trung để bảo tồn các trung tâm sản xuất gốm và giảm thiểu tác động của sản xuất gốm đến môi trường. Nhân rộng mô hình khu công nghiệp làng nghề gốm ở Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội… Hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất để đáp ứng được các nhu cầu hợp chuẩn của thế giới. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại...

Tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận những khó khăn của các doanh nghiệp cũng như ngành gốm sứ Việt Nam đang gặp phải và cho rằng trong thời gian tới, cần tăng cường sự liên kết ngành. Cụ thể, sớm hình thành Hiệp hội Gốm sứ thủ công Việt Nam với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và gắn chặt với Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Cùng đó, tăng cường năng lực cho các hiệp hội gốm sứ tại các địa phương. Xây dựng mối liên hệ hợp tác chiến lược giữa ngành gốm sứ Việt Nam với ngành gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản để tăng cường cơ hội đầu tư cùng phát triển. Xây dựng mối liên kết giữa ngành gốm sứ và hệ thống các trường thiết kế, mỹ thuật cả nước. 

Xem thêm
Dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết

Nhu cầu rửa xe để đón Tết tăng đột biến, nhiều người phải xếp hàng đợi hàng giờ mới đến lượt, dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết.

Nhóm cổ phiếu ngành chăn nuôi triển vọng tích cực trong 2025

Giữa bức tranh đầy biến động, ngành chăn nuôi heo đang phục hồi mạnh mẽ, kéo theo làn sóng bứt phá ngoạn mục của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu Tái định cư X2 Kim Chung

Hà Nội giao huyện Đông Anh tổ chức lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu Tái định cư X2 Kim Chung thuộc địa bàn xã Kim Chung, Võng La...

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất