| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn Chánh Thu xây dựng nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu công suất 70 ngàn tấn/năm

Thứ Sáu 10/03/2023 , 14:17 (GMT+7)

Khi đi vào hoạt động, dự án góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi trái cây xuất khẩu đi các quốc gia trên thế giới.

Nhà máy Chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70 ngàn tấn nguyên liệu/năm, vốn đầu tư 476 tỷ đồng và dự kiến thi công trong thời gian 18 tháng. Ảnh: M.P.

Nhà máy Chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70 ngàn tấn nguyên liệu/năm, vốn đầu tư 476 tỷ đồng và dự kiến thi công trong thời gian 18 tháng. Ảnh: M.P.

Sáng 10/3, tại xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk. 

Nhà máy Chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70 ngàn tấn nguyên liệu/năm, vốn đầu tư 476 tỷ đồng và dự kiến thi công trong thời gian 18 tháng. Đây là một dự án mang lại nhiều giá trị cho người nông dân tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk là một giải pháp kinh tế quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản của khu vực Tây Nguyên mà đặc biệt còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới.

Theo đó, dự án sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính, đó là: Thu mua, đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu như: Sầu riêng, chanh dây, khoai lang, bơ,... nhằm xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật, EU...

Sản xuất chế biến các loại trái cây đông lạnh theo công nghệ tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của các thị trường như Mỹ, Canada, EU, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc.

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến sâu nhầm tối đa giá trị và đa dạng sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp chế biến công nghệ cao. Xây dựng chuỗi liên kết bền vững với các HTX và nông dân với phương châm cùng đầu tư cùng phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: M.P.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: M.P.

Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Tập đoàn Chánh Thu) cho biết, việc thay đổi tư duy, thay đổi mô hình và cách làm chuẩn quốc tế là một quyết định đúng đắn. Hướng đi này giúp Tập đoàn Chánh Thu khẳng định được mình trong ngành xuất khẩu trái cây tươi và đông lạnh sang những thị trường có uy tín hàng đầu trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc, Nhật Bản…

Đặc biệt đối với sản phẩm sầu riêng là sản phẩm chiến lược của Tập đoàn trong thời gian qua đã bước đầu thực hiện thành công xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc bằng chính thương hiệu của mình.

“Tại Đắk Lăk, Tập đoàn Chánh Thu đã có hơn 5 năm gắn bó với địa phương và nhận thấy những tiềm năng, lợi thế cũng như sự ủng hộ của các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk. Đó là lý do để chúng tôi đầu tư dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk. Chúng tôi khẳng định rằng việc đầu tư này xuất phát từ niềm tin, sự đam mê và khát vọng mà Chánh Thu muốn mang đến những giá trị cho người nông dân Việt Nam”, bà Ngô Tường Vy chia sẻ.

Bà Ngô Tường Vy cho rằng, với dự án này, Tập đoàn Chánh Thu khẳng định được vị thế trong ngành xuất khẩu trái cây tươi và đông lạnh sang những thị trường có uy tín hàng đầu trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc, Nhật Bản… Ảnh: M.P.

Bà Ngô Tường Vy cho rằng, với dự án này, Tập đoàn Chánh Thu khẳng định được vị thế trong ngành xuất khẩu trái cây tươi và đông lạnh sang những thị trường có uy tín hàng đầu trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc, Nhật Bản… Ảnh: M.P.

Tại buổi lễ khởi công, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Tây Nguyên có lợi thế rất lớn để phát triển bền vững ngành hàng trái cây, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Tuy nhiên, việc tăng “nóng” diện tích một số cây ăn trái, đặc biệt là cây sầu riêng là vấn đề các địa phương cần định hướng và chỉ đạo sát sao. Chúng ta không được để câu chuyện “được mùa, mất giá” và “trồng - giải cứu - chặt” diễn ra. Chính vì vậy chúng ta cần chuyển đổi ngay tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” được cụ thể hóa bằng hành động và giải pháp cụ thể.

Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk là một dự án quan trọng, với công suất 70 ngàn tấn nguyên liệu/năm và tổng số vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng và thi công trong thời gian 18 tháng. Khi đi vào hoạt động, dự án góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, dự án còn tác động lớn đến sự phát triển của nông nghiệp, kinh tế - xã hội huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên.

Ông Hoàng Trung đề nghị các cấp lãnh đạo của tỉnh, các sở, ban, ngành và lãnh đạo huyện Cư M'gar tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong quá trình thi công để công trình được hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lượng.

Phối cảnh mô hình nhà máy chế biến trái cây. Ảnh: CTCC.

Phối cảnh mô hình nhà máy chế biến trái cây. Ảnh: CTCC.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá cao Tập đoàn Chánh Thu đã lựa chọn địa phương để đầu tư nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu có công suất lớn, hiện đại. Đây là dự án quan trọng, góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản Việt Nam khi được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần to lớn vào phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội của huyện Cư M’gar nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Để dự án sớm đi vào hoạt động, ông Nguyễn Tuấn Hà đề nghị chủ đầu tư phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành thi công, chấp hành nghiêm các quy định về quản lý đầu tư, xây dựng, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lượng. Các sở, ngành và UBND huyện Cư M’gar chủ động phối hợp với chủ đầu từ trong quá trình triển khai dự án, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

Xem thêm
Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 626 USD/tấn

Theo các chuyên gia, với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước, xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ đạt trên 8 triệu tấn, vượt kỷ lục năm 2023.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Độ nóng bất ngờ của căn phòng 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Căn hộ 3 phòng ngủ (có diện tích từ 95-145m2) tại Hanoi Melody Residences đang được khách hàng rất quan tâm xuống tiền ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.