Nhân dịp ngày Báo chí Các mạng Việt Nam 21/6, bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Bồ Đề trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam về các hoạt động và mục tiêu mà doanh nghiệp này đặt ra đối với người nông dân nuôi tôm của Việt Nam.
Theo bà Hằng, mục tiêu của Tập đoàn thủy sản Bồ Đề là giúp cho những người nông dân nuôi tôm của chúng ta có nghề và có môi trường tốt để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao nhất, đáp ứng được các chỉ tiêu hàng rào kỹ thuật khắt khe nhất của các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.
- Xin chị cho biết, trong rất nhiều ngành nghề, tại sao chị lại chọn nông nghiệp làm hướng đi của mình mà không phải những lĩnh vực hấp dẫn khác?
Trước hết, nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể lãnh đạo, các bạn phóng viên. Chúc toàn thể các lãnh đạo cũng như anh chị phóng viên luôn nỗ lực hoàn thành sứ mệnh cao cả, phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân bằng trí tuệ, tâm huyết và ngòi bút sắc bén.
Từ đó đưa thông tin đến bạn đọc một cách nhanh nhất, thời sự nhất, giúp cho bạn đọc nắm bắt được thông tin cần thiết phục vụ cuộc sống và công cuộc xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện ước mong của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, xây dựng nước ta thành một đất nước xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.
Có một câu hát đã đi cùng năm tháng, “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai...”. Câu hát này đã ghim vào khát vọng ước mơ tuổi trẻ bao thế hệ trong đó có tôi. Tôi chọn công việc gắn bó với ngành nông nghiệp đầy vất vả gian lao và bất trắc là vì Đại học Harvard của Mỹ đã phân tích, trong hàm số thành công có hai thành tố không thể thiếu đó là sở trường và đam mê.
Về sở trường, lịch sử hơn 4.000 năm hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam ta được phát triển trên nền văn minh lúa nước, chính vì vậy mà trong sâu thẳm tâm hồn, văn hóa mỗi người Việt Nam chúng ta dù sinh ra trong hoàn cảnh nào và sinh sống ở bất cứ đâu, cũng đều chứa trong mình bản năng của dân tộc phát triển trên nền văn minh này. Dù ít dù nhiều, ai cũng có một chút năng khiếu về nông nghiệp.
Riêng tôi được may mắn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương của “Chị hai năm tấn” nên tôi càng yêu và đam mê nghề nông nghiệp hơn bất cứ nghề nào.
- Với đam mê và năng khiếu đó, đến nay, chị đã đưa Tập đoàn thủy sản Bồ Đề gặt hái không ít thành công trong lĩnh vực thủy sản. Vậy chị có thể chia sẻ thêm về Tập đoàn Bồ Đề và những hoạt động của doanh nghiệp mình?
Tôi rất sẵn lòng chia sẻ với bạn đọc cả nước, với bà con nông dân đã và đang đồng hành cùng chúng tôi trong đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân - nuôi tôm” trên cả nước về hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mình.
Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề chúng tôi được hình thành và phát triển trong hơn 10 năm, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, tiền thân là Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao, được thành lập năm 2011.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn thủy sản Bồ Đề với nguồn nhân sự lõi là các nhà khoa học uy tín đã trở thành chủ sở hữu công nghệ sinh học và vô cơ có tên: Break all soild & water.
Công nghệ này phục vụ cho việc cải tạo đất và nguồn nước bị ô nhiễm do quá trình canh tác lâu năm phụ thuộc vào nguồn phân bón vô cơ và các loại hoá chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật. Điều này khiến đất bị ngộ độc hoá học, ngộ độc hữu cơ và phải chịu thêm các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra.
Hoạt động chủ yếu của tập đoàn chúng tôi là nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường đi canh tác gây ra và tìm biện pháp cải tạo nó bằng công nghệ sinh học Break all soild. Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”.
Hiện nay, chúng tôi đang có chương trình hợp tác công tư ( PPP) với trung tâm Khuyến Nông quốc gia - Bộ NN-PTNT, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức khoa học, hội kinh tế tập thể, Liên minh hợp tác xã, Sở NN-PTNT các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu....để thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” tại các địa phương có nghề nuôi tôm trên cả nước.
Chúng tôi đặc biệt tập trung ưu tiên hỗ trợ người nông dân nuôi tôm quảng canh để và người nông dân có thu nhập thấp, chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu khiến việc canh tác nuôi tôm ngày càng khó khăn.
Hiện tại chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL thực hiện được trên 2.000 lớp tập huấn chuyển giao quy trình sinh học trong nuôi tôm cho hơn 200.000 hộ trên cả nước.
Quá trình thực hiện trải dài trên 3 miền Bắc - Trung - Nam bước đầu cho kết quả rất khả quan. Năng suất và chất lượng sản phẩm tăng 35 % trở lên, môi trường được cải thiện rõ rệt. Các kết quả này được tổng kết bởi các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học và được truyền thông rộng rãi trên các cơ quan truyền thông đại chúng như VTV1, VTV9, VTV2, HTV và các báo, đặc biệt là báo Nông nghiệp Việt Nam.
Với các kết quả bước đầu tích cực như vậy, chúng tôi đã vinh dự nhận được các giải thưởng và bằng khen của Bộ NN-PTNT và các địa phương. Huy chương vàng chất lượng sản phẩm, Cúp vàng thương hiệu, Top 10 thương hiệu uy tín nhất và nhiều giải thưởng nữa.
Sản phẩm của Tập đoàn thủy sản Bồ Đề phục vụ trong đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” là Sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề - Mother Water.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu sản xuất trên nền ứng dụng công nghệ sinh học và vô cơ Break all soild and water, có chức năng cải tạo môi trường đất và nước ô nhiễm, ngộ độc hoá học, ngộ độc hữu cơ, nhiễm mặn nhiễm phèn giúp tái tạo môi trường, làm cân bằng độ pH, giải phóng oxy đáy hồ giúp cho chủng khuẩn hiếu khí, vi sinh vật, phù du, tảo có lợi phát triển. Từ đó tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường có lợi tốt cho tôm cá.
- Vậy tại sao Tập đoàn thủy sản Bồ Đề lại tập trung vào lĩnh vực cải tạo môi trường nuôi tôm và đầu tư nguồn lực để thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”?
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn, thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chúng tôi nhận định rằng, để sản xuất nông nghiệp đáp ứng được sự cạnh tranh phẳng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng thì chúng ta cần phải làm đồng bộ rất nhiều giải pháp.
Nhất là sau khi Chính phủ đã nỗ lực đàm phán ký kết một loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương, mở ra điều kiện thuận lợi và thị trường rộng lớn cho nông sản nói riêng và toàn nghành kinh tế nói chung.
Tuy nhiên với vai trò là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản chúng tôi chỉ ưu tiên tập trung vào hai mục tiêu trọng yếu.
Thứ nhất là nâng cao trình độ chuyên môn cho người nuôi tôm, đặc biệt người nuôi tôm cần hiểu có 4 mặt trận cơ bản và 17 thành tố kỹ thuật để tạo nên nghề nuôi tôm. Chúng tôi thực hiện điều đó thông qua đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân - nuôi tôm”.
Thứ hai, để nuôi tôm thành công yếu tố môi trường là tiên quyết. Người nuôi tôm thường truyền miệng khẩu quyết “nuôi tôm là nuôi nước”. Chính vì thế, chúng tôi ưu tiên cho việc nghiên cứu sản xuất và cung ứng cho người nông dân sản phẩm chủ lực Bồ Đề - Mother Water.
Hai hoạt động chủ lực này giúp cho những người nông dân nuôi tôm của chúng ta có nghề và có môi trường tốt để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao nhất, đáp ứng được các chỉ tiêu hàng rào kỹ thuật khắt khe nhất của các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Tập đoàn thủy sản Bồ Đề gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững, từng bước hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm. Tiến tới mục tiêu xây dựng thương hiệu Tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.
Xin trân trọng cảm ơn bà!