| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò thịt

Thứ Sáu 28/07/2017 , 10:05 (GMT+7)

Vừa qua, tại Hà Nội, Trung tâm KNQG phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bò & đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi) đã tổ chức 2 lớp tập huấn: “Kỹ thuật vỗ béo bò thịt” và “Kỹ thuật trồng và chế biến thức ăn thô xanh cho trâu bò”.

Thời gian tập huấn gồm 4 ngày học lý thuyết, 2 ngày thực hành, tham quan hiện trường. Tham gia lớp học có 60 học viên đều là những cán bộ khuyến nông đến từ Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Giang.

10-49-09_imge
Các học viên tham quan hiện trường

Việc vỗ béo bò trước khi bán thịt rất quan trọng, làm tăng hiệu quả chăn nuôi do tăng khối lượng và chất lượng thịt. Sử dụng nguồn thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò trên cơ sở có bổ sung khẩu phần thức ăn (thức ăn tinh) trước khi giết thịt trong thời gian 60 - 90 ngày để tăng sản lượng và chất lượng thịt.

Tại lớp học, học viên được trang bị kiến thức về: Các hình thức vỗ béo bò thịt; các phương pháp vỗ béo bò; cách xác định khẩu phần ăn phù hợp cho từng đối tượng bò vỗ béo; các loại cỏ, phụ phẩm nông nghiệp có thể làm thức ăn cho trâu bò; cách trồng và chế biến thức ăn thô xanh.

Tham gia khóa học, học viên được tham quan, trao đổi lớp FFS ngoài hiện trường tại 2 mô hình chăn nuôi bò tại hộ gia đình ông Hà Văn Mẫn và mô hình vỗ béo bò 3B (Blanc Blue Belge) tại hộ gia đình ông Lê Văn Thực tại xã Thuận Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội. Các học viên thu thập thông tin, quan sát, phỏng vấn và trao đổi về các nội dung: Cách xác định đối tượng bò vỗ béo theo nhu cầu thị trường, xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng đối tượng bò vỗ béo; kết hợp với thực hành ủ cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò; trao đổi cách chữa bệnh axit dạ cỏ cho trâu bò khi ăn thức ăn ủ quá chua…

Theo ý kiến của nhiều học viên, lớp tập huấn rất bổ ích, hiệu quả, có nhiều kiến thức mới, nhất là xác định đối tượng bò vỗ béo theo nhu cầu của thị trường, xây dựng khẩu phần ăn hoàn chỉnh TMR và kỹ thuật ủ chua thức ăn thô xanh cho trâu bò áp dụng vào thực tế của từng địa phương học viên tham gia.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất