| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu

Thứ Tư 07/09/2022 , 15:57 (GMT+7)

An Giang Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị chuyên môn tập huấn về thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu cho các tỉnh phía Nam.

Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt, trao đổi các học viên tại lớp tập huấn về thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và triển khai nhật ký điện tử (Farmdiary). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt, trao đổi các học viên tại lớp tập huấn về thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và triển khai nhật ký điện tử (Farmdiary). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 7/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT An Giang tổ chức khai giảng lớp tập huấn về thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và triển khai nhật ký điện tử (Farmdiary) cho các tỉnh phía Nam. 

Tham gia lớp tập huấn có lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh, thành phố phía Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân liên quan đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang.

Trong thời gian 3 ngày tập huấn (từ ngày 7 – 9/9/2022), Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị chuyên môn triển khai cho các học viên những quy định chung về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu (quy định quốc tế, các văn bản liên quan). Đặc biệt đưa ra các yêu cầu về vùng trồng xuất khẩu và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng, việc thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV tại vùng trồng xuất khẩu.

Các học viên còn được trao đổi, chia sẻ về quy trình cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói (hồ sơ của cơ quan quản lý, hồ sơ của vùng trồng và cơ sở đóng gói), giới thiệu nhật ký điện tử (Farmdiary), hướng dẫn sử dụng và trải nghiệm sử dụng Farmdiary…

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, các đại biểu đi tham quan thực tế tại Hợp tác xã GAP ở cù lao Giêng, huyện Chợ Mới. Qua đó, trang bị thêm kiến thức và nâng cao nhận thức của cán bộ, tổ chức, cá nhân và nông dân tại các địa phương phía Nam về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 2] Hỗ trợ tái đàn lợn sau dịch

Dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ người dân nhanh chóng tái đàn, sớm vực dậy ngành chăn nuôi vốn khánh kiệt khi dịch bệnh càn quét nhiều tháng qua.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.