| Hotline: 0983.970.780

Tập trung chăm sóc và bảo vệ lúa mùa

Thứ Sáu 17/07/2020 , 09:01 (GMT+7)

Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh Nam Định đã gieo cấy được 65.610ha lúa mùa (đạt 90% diện tích).

Nông dân Nam Định cấy lúa vụ mùa. Ảnh: Mai Chiến.

Nông dân Nam Định cấy lúa vụ mùa. Ảnh: Mai Chiến.

Sở NN-PTNT Nam Định cho biết, kết quả giám định virus từ ngày 29/6 - 13/7 có 3/65 mẫu rầy dương tính với virus lùn sọc đen, chiếm 4,6% (tại Hồng Thuận - Giao Thủy, Nam Mỹ - Nam Trực, Liên Bảo - Vụ Bản), cao hơn 1,9% so với cùng kỳ vụ trước.

Rầy lứa 4 sẽ nở rộ từ cuối tháng 7. Dự báo mật độ rầy trung bình 100-200 con/m2, nơi cao 300-500 con/m2, cá biệt 700-1.000 con/m2. Đây là lứa quan trọng nhất trong vụ; tuy mật độ rầy ở lứa này không cao nhưng kéo dài và mức độ lây truyền bệnh lùn sọc đen rất lớn.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương: Trong thời gian tới thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắng nóng còn xảy ra, đặc biệt là lượng mưa còn lại trong những tháng cuối năm rất lớn (trên 1.000 mm).

Các đợt mưa to đến rất to có khả năng tập trung từ đầu tháng 8/2020 trở đi và có thể xảy ra ngập úng trên diện rộng đúng vào giai đoạn cây lúa bắt đầu hồi xanh, đẻ nhánh; đồng thời gây dư thừa lượng đạm cho lúa, tạo điều kiện cho sâu bệnh nhất là bệnh bạc lá bùng phát diện rộng.

Trước tình hình trên, để đảm bảo chăm sóc, bảo vệ tốt các trà lúa mùa, Sở NN -  PTNT Nam Định đề nghị UBND các huyện chủ động các biện pháp phòng chống mưa úng. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để chủ động tiêu rút nước đệm trên các tuyến kênh mương, nhất là ở những vùng úng, trũng. Chủ động các máy bơm dã chiến, máy bơm di động để chống úng cho lúa, màu khi có mưa lớn xảy ra.

Duy trì mực nước nông cho ruộng lúa từ sau cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu, không để ruộng khô hạn. Khoanh vùng, điều tiết nước hợp lý cho từng vùng, chú ý không để ngập úng những diện tích lúa gieo sạ.

Tổ chức chăm bón kịp thời cho lúa sau gieo cấy đảm bảo nguyên tắc bón phân sớm, tập trung (nặng đầu, nhẹ cuối), cân đối. Tuyệt đối không bón đạm lai nhai, tăng lượng phân lân, phân kali, giảm lượng đạm để cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, chống đổ tốt.

Khẩn trương bón thúc lần 1 cho những diện tích lúa đã cấy từ 7 - 10 ngày, lượng phân đạm được bón tập trung chủ yếu cho lần thúc 1 để hạn chế bệnh bạc lá lúa và đốm sọc vi khuẩn.

Tăng cường theo dõi và phòng trừ dịch hại như thu thập mẫu rầy, mẫu lúa để giám định virus lùn sọc đen theo Kế hoạch số 1256/KH-SNN ngày 2/6/2020 của Sở NN-PTNT làm cơ sở tổ chức phòng trừ rầy lứa 4 vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.

Trước mắt đối với lúa gieo sạ cần phun thuốc trừ rầy sau khi xuống giống từ 15 - 20 ngày (khi trên ruộng có mật độ rầy trên 300 con/m2 và nơi mẫu rầy phân tích có kết quả dương tính)…

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.