| Hotline: 0983.970.780

Tập trung xây dựng hạ tầng thủy lợi làm 'đòn bẩy' phát triển nông nghiệp

Thứ Tư 18/08/2021 , 09:11 (GMT+7)

Bạc Liêu đã và đang tập trung phát triển hạ tầng thủy lợi, đây được xem là đòn bẩy để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Tỉnh Bạc Liêu đã và đang đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu đã và đang đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi. Ảnh: Trọng Linh.

Vì sao cần sớm quy hoạch thủy lợi

Hạ tầng thủy lợi đối với phục vụ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, là đối với điều kiện sinh thái đặc thù của tỉnh Bạc Liêu, vừa phục vụ nước ngọt cho sản xuất lúa, vừa phải cấp nước mặn cho nuôi tôm thì cần có kế hoạch, chiến lược để cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp có tầm nhìn lâu dài và bền vững.

Mục tiêu này không dễ làm nếu như hạ tầng thủy lợi không được đầu tư hoàn chỉnh. Trong 5 năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã thi công nạo vét hơn 2.290 công trình thủy lợi, với chiều dài hơn 4.570km, khối lượng 10,19 triệu mét khối, có tổng vốn đầu tư trên 623 tỷ đồng.

Về cơ bản, hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã cơ bản hoàn thành kênh trục, kênh cấp 1, cấp 2 và kênh cấp 3 vượt cấp đối với tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía bắc quốc lộ 1A.

Tuy nhiên, đối với vùng phía nam quốc lộ 1A thì còn hạn chế và chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển nông nghiệp của người dân, đặc biệt là nhu cầu phát triển con tôm, bởi tốc độ phát triển khá nhanh của các mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh và đáp ứng mục tiêu quan trọng là đưa tỉnh Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, các công trình thủy nông nội đồng qua khảo sát chỉ mới đáp ứng khoảng 80 - 85% đối với tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía bắc quốc lộ 1A và khoảng 75 - 80% đối với vùng nam quốc lộ 1A.

Hạ tầng thủy lợi rất quan trọng, đặc biệt là đối với các vùng chuyển đổi sản xuất. Ảnh: Trọng Linh.

Hạ tầng thủy lợi rất quan trọng, đặc biệt là đối với các vùng chuyển đổi sản xuất. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì việc đầu tư hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất trong thời gian qua còn yếu và thiếu. Trong đó, chủ yếu là tại các vùng chuyển đổi sản xuất, tình trạng con tôm “khát mặn”, cây lúa “chờ ngọt” khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn vẫn cần giải pháp căn cơ hơn.

Cũng như, các vùng sản xuất phía nam quốc lộ 1A sự phát triển nhanh của các mô hình nuôi tôm đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng, do hệ thống kênh thủy lợi nhiều nơi bị bồi lắng nhanh, hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư khép kín hay tình trạng người dân xả thải còn diễn ra...

Bài toán phát triển hạ tầng thủy lợi

Nắm được vai trò quan trọng của việc cải tạo, nâng cấp các trong trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững. Cùng với các dự án đầu tư của tỉnh Bạc Liêu, nhiều địa phương cũng huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất.

Tại huyện Hồng Dân, từ năm 2016 đến nay đã kêu gọi đầu tư các dự án với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng cho công tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh.

Đến nay, huyện Hồng Dân đã thực hiện nạo vét thường xuyên các tuyến kênh cấp 3 vượt cấp trên địa bàn huyện, các công trình thủy lợi - thủy nông nội đồng, đầu tư xây dựng hệ thống cống phân ranh mặn ngọt đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ gần 9.000ha sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

Tỉnh Bạc Liêu đang hướng đến nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu đang hướng đến nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Xây dựng tuyến đê bao vành đai sông Cái Lớn khu vực vùng ngọt ổn định. Xây dựng hạ tầng tôm lúa tại các  xã Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi và xã Vĩnh Lộc A. Bên cạnh đó, huyện Hồng Dân còn Đầu tư xây dựng 19 trạm bơm điện phục vụ bơm tát tập trung trong quá trình canh tác lúa ở vùng ngọt ổn đinh.

Ông Nguyễn Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, khẳng định: Việc thực hiện tốt công tác quản lý khai thác bảo vệ các công trình thủy lợi, vận hành kịp thời và tuân thủ các quy trình, quy phạm công trình, hệ thống công trình đảm bảo tưới tiêu, phòng chống hạn, xâm nhập mặn của địa phương thời gian qua đã phát huy được hiệu quả có hiệu quả…

Tại huyện Hòa Bình, để phục vụ tốt nuôi trồng thủy sản, địa phương này đã triển khai nhiều dự án đầu tư về hạ tầng cho phát triển con tôm với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng như: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh ở các xã: Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Hậu, Vĩnh Thịnh và Vĩnh Hậu A…

Đến nay, hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông nội đồng trên địa bàn huyện đáp ứng khoảng 90 - 95% đối với vùng giữ ngọt ổn định phía bắc quốc lộ 1A và khoảng 80% đối với vùng nam quốc lộ 1A của huyện…

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Tỉnh Bạc Liêu đang đề xuất ban hành một nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp với mục tiêu cơ bản là hoàn thành hệ thống kênh trục, kênh cấp 1, cấp 2 đối với tiểu vùng giữ ngọt ổn định và tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía bắc quốc lộ 1A.

Hệ thống đê biển, đê sông đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5%. Đồng thời, đáp ứng việc cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và giải quyết cơ bản các khó khăn do ảnh hưởng bởi triều cường, tăng khả năng ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn…

Theo ông Thiều, với nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng này, hứa hẹn sẽ tạo nên những động lực mới cho sản xuất nông nghiệp phát triển, nhất là thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm