Ngày 16/11 vừa qua, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã phóng thành công tàu vũ trụ Orion, được cho là bay quanh mặt trăng và quay trở lại. Đây là bước đầu tiên để chuẩn bị cho việc nối lại các chuyến bay có người lái tới vệ tinh của Trái đất.
Trong suốt nhiều năm qua, việc phóng con tàu khi thì bị bị trì hoãn, khi thì bị hủy bỏ. Nhưng hy vọng cuối cùng đã thành hiện thực: vào lúc 1:48 sáng theo giờ ET, tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) khổng lồ của NASA với con tàu vũ trụ Orion, mặc dù không có phi hành đoàn, đã đi vào vũ trụ để bay quanh mặt trăng, điều này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới. Rất đông người đã theo dõi vụ phóng: tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, ở bang Florida - và trên cùng một bệ phóng mà các tàu con thoi của chương trình Apollo đã được phóng trước đây - một tiếng động cơ gầm rú chói tai đã được nghe thấy.
Như trong các cuộc thử nghiệm trước, tên lửa dài 212 foot ( gần 64,6mét), bao gồm một bệ tên lửa trung tâm màu cam và hai tên lửa đẩy màu trắng, được lắp đặt trên một sân bay mặt đất đặc biệt - cái gọi là bệ phóng di động. Sau khi động cơ khởi động, tên lửa bắt đầu bay lên, để lại ngọn lửa phía sau, rồi nhanh chóng vượt qua tháp phóng, lao lên, vẽ nên một vệt sáng màu cam trên bầu khí quyển của Trái đất.
"Artemis 1 đã cất cánh"- Derrol Nail, bình luận viên kênh truyền hình trực tiếp của NACA thông báo. “Chúng tôi bay trở lại, chúng tôi đang trở lại mặt trăng một lần nữa và hơn thế nữa”.
Hai phút sau, các tên lửa đẩy SLS đốt hết nhiên liệu và tách ra. Khoảng tám phút sau khi phóng, tầng chính, đã sử dụng hết nhiên liệu, cũng tách ra. Tàu vũ trụ Orion vẫn được gắn vào phần trên và mô-đun Dịch vụ của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Nhờ mô-đun này, việc cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ và hoạt động của động cơ sẽ được thực hiện.
"Orion" tiếp tục bay với tốc độ hơn 16 nghìn dặm một giờ (khoảng 25749,5 km), và vài phút sau, các tấm pin mặt trời trên tàu được mở ra.
Tại sao NASA cần quay lại mặt trăng? Trả lời câu hỏi này, báo “New Time” cho biết: “Orion sẽ bay xa hơn và sẽ mất khoảng mười ngày để đến Mặt trăng, nơi Orion sẽ dành vài tuần trong cái gọi là "quỹ đạo lùi xa", cân bằng lực hấp dẫn của Trái đất và Mặt trăng và không yêu cầu tiêu thụ nhiên liệu lớn để thực hiện chuyến bay.
Trong thời gian bay ngang qua, Orion sẽ chụp ảnh Trái đất và Mặt trăng, ví như, bức ảnh nổi tiếng “Trái đất mọc” được chụp trong chuyến bay của “Apollo 8”. Ngoài ra, thiết bị sẽ thu thập dữ liệu về bức xạ vũ trụ, trên cơ sở đó các nhà khoa học sau này sẽ có thể đánh giá chính xác hơn rủi ro sức khỏe tiềm ẩn cho các phi hành gia trong các chuyến bay dài ngày bên ngoài trường bảo vệ của bầu khí quyển trái đất.
Vào cuối tháng 11, “Orion” rời khỏi quỹ đạo này và phải bay xa Mặt trăng 40.000 dặm (khoảng 64373,76 km). Đây là quãng đường dài nhất mà tàu vũ trụ có khả năng chở người từng đi. Sau đó, vào đầu tháng 12, “Orion” sẽ vượt qua nó một lần nữa trên đường đến Trái đất. Rõ ràng là ngày 11 tháng 12 nó sẽ phải “nhảy dù” xuống Thái Bình Dương cách bờ biển San Diego khoảng 50 dặm (gần 80,4 kilomet), kết thúc hành trình 26 ngày của mình.
Các thành viên của sứ mệnh Artemis rất vui mừng vì khoảnh khắc được chờ đợi từ lâu cuối cùng đã đến. Họ lo lắng - sau tất cả, đây là vụ phóng tên lửa quy mô lớn đầu tiên lên mặt trăng kể từ thời Apollo. "Tôi rất vui vì các chuyến bay của Artemis đã bắt đầu, nhờ đó chúng tôi sẽ trở lại mặt trăng. Trên thực tế, một kỷ nguyên mới sẽ bắt đầu, chúng tôi sẽ làm việc kỹ lưỡng hơn việc khám phá không gian, và một ngày nào đó sẽ bay lên sao Hỏa. Tôi đang sốt ruột mong đợi trong buổi cất cánh hôm nay giây phút đêm biến thành ngày. Điều đó sẽ rất ấn tượng, sẽ là một trải nghiệm khó quên"- Christina Koch, một nữ phi hành gia NASA, cho biết trong bài phát biểu trước ngày con tàu được phóng đi. Cô cho biết thêm chương trình Artemis mang lại nhiều lợi ích về khoa học, kinh tế và các lợi ích khác. Chương trình này sẽ cổ vũ thế hệ mới những người nghiên cứu vũ trụ.
Người ta đang lên kế hoạch thực hiện nhiều chuyến bay khác, tương tự như chuyến bay hôm nay. Tất cả chúng đều là một phần của Chương trình quy mô hết sức rộng lớn của NASA trong việc quay trở lại mặt trăng.
Vào giữa năm 2024, trong khuôn khổ chuyến bay Artemis-2, bốn phi hành gia sẽ được phóng lên tàu vũ trụ “Orion” (một trong những ứng cử viên tiềm năng là Christina Koch) để thực hiện một chuyến bay ngang qua vệ tinh tương tự. Sau đó, vào năm 2025 hoặc 2026, trong khuôn khổ sứ mệnh Artemis 3, các phi hành gia sẽ hạ cánh trên bề mặt mặt trăng, trong số các thành viên phi hành đoàn có người phụ nữ đầu tiên.
Vào năm 2027, trong khuôn khổ chuyến bay theo chương trình Artemis-4, một mô-đun dân cư cho Cổng mặt trăng, một trạm vũ trụ mới, sẽ được lắp ráp trên quỹ đạo mặt trăng.Trong tương lai, như một phần của các chuyến bay có người lái của Artemis, các phi hành gia sẽ bổ sung các mô-đun và thiết bị vào Cổng mặt trăng.
Sự khởi động được chờ đợi từ rất lâu của ngày hôm nay đã diễn ra một số nỗ lực không thành công. Ví như, việc phóng tên lửa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 8 năm nay đã phải ngưng lại khi các chuyên gia phát hiện ra rò rỉ hydro lỏng trong động cơ RS-25 thứ ba. Nỗ lực thứ hai, được trù liệu vào ngày 3/9, cũng đã bị hủy bỏ, lần này rò rỉ thủy điện lớn hơn.
NASA có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện rò rỉ hydro lỏng trong quá trình phóng tàu con thoi, nhưng SLS- một tên lửa loại mới lại có những vấn đề mới. Sau đó, các chuyên gia đã thử một "cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn", trong quá trình tiếp nhiên liệu, sử dụng áp suất thấp hơn để bơm nhiên liệu qua đường ống dẫn đến tầng chính của tên lửa. Điều này vào tháng 9/2022 tại một cuộc họp báo ông Brad McCain, phó chủ tịch của Jacobs Space Operations Group, nhà thầu chính cho Hệ thống Mặt đất của NASA đã nói với chúng tôi. Và vào ngày 21/ 9, trong quá trình thử nghiệm hệ thống chiết rót, phương pháp này đã phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, dự định phóng tên lửa thứ ba vào ngày 27/9 của nhóm Artemis đã bị hủy bỏ sau khi cơn bão Ian làm gián đoạn cuộc thử nghiệm. Tên lửa thậm chí phải được che chở trong Tòa nhà lắp ráp thẳng đứng (VAB).