| Hotline: 0983.970.780

Tây Bắc: Rừng cháy tứ tung

Thứ Hai 08/03/2010 , 11:03 (GMT+7)

Trước tình hình rừng cả nước đồng loạt “phát hỏa”, cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã triệu tập cuộc họp khẩn BCĐ TƯ về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCR...

* "Nếu rừng còn lửa quyết không về"

Lửa cháy rừng vẫn đang hừng hực bốc lên tại Khu BTTN Tà Xùa (Sơn La) suốt từ đêm 2/3/2010 đến 17h ngày 7/3/2010 với 8 điểm cháy, hiện mới khống chế được 5 điểm. Như vậy rừng Tà Xùa đã cháy gần tuần liền.

Người dân địa phương chữa cháy rừng

Ông Phạm Ngọc Cừ- Phó Chi cục trưởng KL Sơn La cho biết: Hai huyện Phù Yên và Bắc Yên đã huy động khoảng 1.000 người gồm: Nhân dân địa phương, KL, CA và bộ đội, còn Quân khu II điều động khẩn cấp hơn 200 chiến sĩ cứu rừng. Đã dập tắt 5 điểm, còn lại 3 điểm, trong đó hai điểm đã bao vây bằng các đường băng cản lửa, còn điểm Làng Sáng thuộc xã Háng Đồng lửa vẫn cháy dữ dội. Điểm này rừng đã cháy 2 ngày nay, do địa hình phức tạp: Núi cao, vực sâu, gió mạnh…nên đám cháy chưa được khống chế. Tại đây hiện đang có 250 người tham gia chữa cháy.

Như vậy lời hứa của ông Cầm Văn Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trước đó rằng đến hết ngày 7/3, Sơn La sẽ cố gắng khống chế hoàn toàn các điểm cháy còn lại đã không thành. Ông Phó Chủ tịch tỉnh còn đặt ra mục tiêu, Sơn La nỗ lực kiểm soát không để người dân đi đốt nương làm rẫy theo phương châm "rà từng ngõ, gõ từng nhà" mà không rõ có thực hiện được không.

Tỉnh láng giềng của Sơn La là Yên Bái thì đã dập tắt điểm cháy xã Tà Si Láng, giáp gianh Khu BTTN Tà Xùa. Tại đây lực lượng chữa cháy rừng được bổ sung gần 100 chiến sĩ bộ đội địa phương của Tỉnh đội Yên Bái. Diện tích rừng bị cháy gần 10 ha, chủ yếu là trảng cỏ, rừng tái sinh và một ít rừng già. Tuy nhiên Trạm Tấu còn hai điểm cháy là Sà Hồ và Túc Đán hiện vẫn chưa thể khống chế được.

Khi lửa cháy rừng đi qua

Ông Nguyễn Phúc Cường- Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu chiều qua đang chữa cháy trên độ cao 1.700m cho biết: Gió đang thổi rất mạnh, tại đây có 3 điểm cháy: Khu vực Cột cờ, khu vực rừng khoanh nuôi và Mui rùa do phát đường băng cản lửa nên đã khống chế được, còn điểm cháy từ phía Sơn La sang hiện vẫn đang bùng lên rất mạnh trên các sườn núi đá cao chất ngất, lực lượng cứu rừng không thể tiếp cận được đám cháy vì đá lăn ầm ầm, rất nguy hiểm đến tính mạng. Với số người chữa cháy rừng tại đây có khoảng 400 người, đến 18 giờ thì cho số cán bộ thuộc các phòng ban của huyện rút vì sức đã kiệt, còn giữ lại khoảng 60 người dân địa phương trực chiến với lửa rừng…

Điểm cháy khu vực Túc Đán (Trạm Tấu) cũng chưa khống chế được. PV NNVN không thể liên lạc được với những người chỉ huy chữa cháy rừng tại Túc Đán. Theo ông Nguyễn Hợp Đoàn- Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, điểm Túc Đán cháy ròng rã suốt 3 ngày trời đã lan sang rừng xã Nậm Lành từ khu rừng Làng Tống. Huyện Văn Chấn đã huy động hơn 600 lượt người phát đường băng cản lửa. Điểm cháy xã Gia Hội lan từ huyện Văn Yên sang thì vừa được dập tắt, tại điểm này đã huy động 95 người chữa cháy, huyện Văn Yên có khoảng hơn 100 người…

Điểm cháy khu vực Hua Chăng (Tân Uyên, Lai Châu) thì đã được dập tắt. Cuối giờ chiều qua, ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ PCCR tỉnh Lai Châu cho NNVN biết hiện tỉnh này đã cơ bản khống chế được hai đám cháy lớn ở bản Nậm Chăn và bản Hô Be (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên), không để cháy lan sang VQG Hoàng Liên. Còn ông Nguyễn Công Biên - Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên cam kết: Không để lửa cháy rừng lan vào rừng VQG Hoàng Liên, bởi đây là danh dự của Việt Nam với khối ASEAN.

Đất rừng sau cháy

Tuy nhiên tới chiều qua tại Lai Châu, khu vực đầu suối Nậm Be (xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên), vẫn còn lửa cháy âm ỉ. Mặc dù đây chỉ là khu vực rừng thưa và trảng cỏ nhưng lại có nhiều thung lũng núi đá xen kẽ nên thảm thực bì tích tụ rất dày. Trong khi đó công tác khống chế ngăn chặn lửa bùng phát hết sức khó khăn do địa hình dốc đá dựng đứng mà diện tích cháy lại rất lớn (thống kê sơ bộ đến chiều qua khoảng 200 ha). Từ khu vực tập kết vật lực chữa cháy lên khu vực cháy phải ít nhất 6km, lực lượng chữa cháy vào thì không thể ra được nên hiện BCĐ PCCR của tỉnh vẫn đang trực tiếp tế ngay bên ngoài. Có mặt tại điểm tập kết lực lượng ở xã Phúc Khoa, ông Quảng cũng nhấn mạnh tinh thần đi chữa cháy là "nếu rừng còn lửa quyết không về".

Còn tại Thanh Hóa, ông Hồ Quang Khải, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh  báo cáo đã cơ bản khống chế được đám cháy rừng ở xã Tam Chung, huyện Mường Lát (bùng phát trở lại trong ngày 5/3), diện tích rừng bị cháy đã lên đến gần 13,5 ha. Hiện 3 huyện vùng cao biên giới Việt - Lào của Thanh Hóa gồm Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa vẫn đang trong tình trạng nắng nóng và hanh khô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng.

Nhằm đối phó với diễn biến cháy rừng, BCĐ PCCR TƯ đã thống nhất phương án huy động các máy phát thông tin di động có định vị vệ tinh để phát hiện cháy rừng.

Trước tình hình rừng cả nước đồng loạt “phát hỏa”, cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã triệu tập cuộc họp khẩn BCĐ TƯ về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCR. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Hứa Đức Nhị bày tỏ lo ngại về diễn biến cháy rừng ngày càng phức tạp tại khu vực Tây Bắc, đặc biệt điểm cháy ở khu vực Khu BTTN Tà Xùa, huyện Phù Yên (Sơn La).

Cùng ngày diễn ra cuộc họp BCĐ TƯ PCCR, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cũng đã ký Công điện hỏa tốc gửi Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT, BCĐ TƯ về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCR...cùng các tỉnh, thành cảnh báo về nguy cơ cháy rừng hết sức phức tạp, đặc biệt tại vùng miền núi phía Bắc, Miền Trung-Tây Nguyên và ĐBSCL. Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh...thực hiện nghiêm túc ngay các chỉ thị đầu năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về công tác triển khai PCCR.

Cụ thể: các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái bố trí lãnh đạo tỉnh trực tiếp xuống các điểm cháy rừng chỉ đạo công tác chữa cháy; UBQG TKCN cùng Bộ Quốc phòng bổ sung lực lượng Quân khu II lên Sơn La, Lai Châu phục vụ chữa cháy; Bộ NN-PTNT phân công các đoàn công tác về các tỉnh đôn đốc chỉ đạo tỉnh hình dập cháy; các Bộ, ngành và UBND các tỉnh huy động ngay các biện pháp nhằm ngăn chặn cháy rừng...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm