| Hotline: 0983.970.780

Tẩy chay thực phẩm, hàng hóa kém an toàn

Thứ Bảy 30/11/2019 , 08:30 (GMT+7)

Từ nay đến tết, việc kiểm tra sẽ tập trung vào các mặt hàng thực phẩm như thịt và các sản phẩm từ thịt, rượu, bia, bánh kẹo, mứt, rau củ quả, trái cây...

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại chợ đầu mối Bình Điền.

Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP.HCM, hiện thành phố có 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức và 236 chợ truyền thống; 47 trung tâm thương mại, 209 siêu thị (10 đại siêu thị) và 2.360 cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm cho người dân thành phố.

Tại thời điểm này, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP TP.HCM đã ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP trước, trong và sau tết, đặc biệt hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn.

Nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm trung bình hàng năm của thành phố khoảng 825.000 tấn gạo/năm; 330.000 tấn thịt các loại/năm; 450.000 tấn thủy sản các loại/năm; 1.800.000 - 1.900.000 tấn rau, củ, quả/năm và 900 triệu quả trứng gia cầm/năm…

Trong khi đó, thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm, nông sản của người dân tăng cao, cùng với đó nhiều đối tượng có thể lợi dụng cơ hội trà trộn thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng vào tiêu thụ trên thị trường.

Trưởng ban BQL ATTP TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan cho hay, thời gian tới đội quản lý thuộc BQL ATTP TP.HCM phối hợp với đoàn thanh kiểm tra của thành phố, quận/huyện sẽ tiến hành thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ thành phố đến cấp phường/xã, thị trấn ra quân thanh, kiểm tra từ ngày 15/12 đến 25/3/2020.

Đặc biệt, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ có yếu tố nguy cơ cao trong dịp tết và lễ hội như mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, rượu, bia, bánh kẹo, mứt, rau củ quả, trái cây, đồ uống có cồn, phụ gia thực phẩm… các cơ sở phục vụ ăn uống.

Đảm bảo ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cũng như việc sử dụng thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, các địa điểm du lịch… là yếu tố cần đặt lên hàng đầu của các đơn vị. Bà Lan cho hay, cần có sự chung tay của toàn xã hội trong việc tuyên truyền và tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; cũng như việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.

“Người tiêu dùng mạnh dạn tẩy chay các mặt hàng, sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường”, bà Phạm Khánh Phong Lan nhận định.

Bà Phạm Khánh Phong Lan khuyến cáo người tiêu dùng, nhất là chị em phụ nữ khi chọn mua thực phẩm đọc kỹ nhãn mác trước khi mua và không nên trữ quá nhiều thực phẩm dịp tết tránh mất độ tươi ngon. Mặt khác, người tiêu dùng cũng kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về ATTP cho các cơ quan chức năng.

“Khi phát hiện sai phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không đảm bảo ATTP, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về ghi nhãn hoặc các vi phạm khác về ATTP lưu thông trên thị trường. Ngăn chặn các hành vi quảng cáo thực phẩm vi phạm, không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả”, Trưởng ban BQL ATTP TP.HCM nhấn mạnh.

Sở Công thương TP.HCM phối hợp các Sở ngành, làm việc với các doanh nghiệp, chuẩn bị nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng Tết Canh Tý 2020 với tổng giá trị hàng hóa 19.027,3 tỷ đồng.

Liên quan đến vấn để kiểm soát ngộ độc thực phẩm, ông Nguyễn Đại Ngọc, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm (BQL ATTP TP.HCM) cho hay, sẽ tăng cường công tác lấy mẫu, giám sát bảo đảm ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm có nhu cầu sử dụng nhiều, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm suốt thời gian tết và mùa lễ hội.

“Chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu thực phẩm, dụng cụ ăn uống, kiểm nghiệm nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàn the, foocmol và độ sạch dụng cụ (phát hiện tinh bột, dầu mỡ). Để qua đó có những giải pháp kịp thời trong tình huống có ngộ độc thực phẩm xảy ra và ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng trôi nổi trên thị trường”, ông Ngọc chia sẻ.

Hiện nay, BQL ATTP TP.HCM có 12 đoàn thanh, kiểm tra ATTP, trong đó có 2 đoàn thanh, kiểm tra thường trực tại BQL; 10 đoàn thanh, kiểm tra trên địa bàn và chợ đầu mối. Đặc biệt, tại hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và Bình Điền có sự giám sát chặt chẽ của Đội Quản lý ATTP, phối hợp với đội quản lý của chợ tăng cường kiểm tra nguồn hàng nhập về chợ, nhất là thịt heo.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.