| Hotline: 0983.970.780

Tetra Pak cam kết bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất

Thứ Ba 31/08/2021 , 17:27 (GMT+7)

Vừa qua, Tetra Pak – công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đã công bố Báo cáo bền vững năm 2021.

Nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương đạt chứng nhận LEED Vàng - Phiên bản 4.

Nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương đạt chứng nhận LEED Vàng - Phiên bản 4.

Bản báo cáo nhằm tổng kết các thành quả phát triển bền vững của công ty, tiếp tục khẳng định cam kết và tham vọng của công ty trong hành trình bảo vệ chất lượng tốt với các trọng tâm: Bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 lan rộng toàn thế giới, gây khó khăn cho chuỗi cung ứng thực phẩm. Tuy nhiên, Tetra Pak vẫn đảm bảo nguồn cung liên tục cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thực phẩm dinh dưỡng, an toàn mọi lúc, mọi nơi.

Chỉ tính riêng năm 2020, trên toàn cầu đã có trên 77 tỷ lít thực phẩm dạng lỏng được đựng trong các vỏ hộp giấy của Tetra Pak. Riêng tại Việt Nam, đã có 1,7 tỷ lít thực phẩm dạng lỏng được bảo vệ trong vỏ hộp giấy của Tetra Pak đến tay người tiêu dùng trong nước.

Chỉ tính riêng năm 2020, trên toàn cầu đã có trên 77 tỷ lít thực phẩm dạng lỏng được đựng trong các vỏ hộp giấy của Tetra Pak.

Chỉ tính riêng năm 2020, trên toàn cầu đã có trên 77 tỷ lít thực phẩm dạng lỏng được đựng trong các vỏ hộp giấy của Tetra Pak.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Tetra Pak vẫn đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên công ty. Trong năm 2020, công ty được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất và lần thứ 5 liên tiếp nhận chứng nhận CDP về các hoạt động và sự minh bạch trong bảo vệ môi trường.

Đồng hành với cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 ở Việt Nam, Tetra Pak cũng trao tặng máy xét nghiệm RT-PCR trị giá 80.000 euro tương đương 2 tỷ đồng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và một hệ thống máy trợ thở trị giá 10.000 euro tương đương 250 triệu đồng theo chương trình kêu gọi của Báo Tuổi trẻ.

Tetra Pak cũng trao tặng máy xét nghiệm RT-PCR trị giá 80.000 euro tương đương 2 tỷ đồng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam.

Tetra Pak cũng trao tặng máy xét nghiệm RT-PCR trị giá 80.000 euro tương đương 2 tỷ đồng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam.

Đồng thời, để giúp nhân viên an tâm làm việc, Tetra Pak Việt Nam đã triển khai Chương trình Hỗ trợ Nhân viên (EAP), qua đó cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như thông tin về các vấn đề cá nhân và công việc 24/7 và chương trình chăm sóc trẻ em với mục tiêu hỗ trợ nhân viên chi phí nuôi trẻ trong thời gia bùng phát dịch.

Năm 2020 cũng đánh dấu nhiều hoạt động nổi bật trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường của Tetra Pak như: Hoàn thành mục tiêu khí hậu năm 2020 với tổng lượng khí nhà kính phát thải từ các hoạt động của công ty giảm 70% cho giai đoạn 2010 – 2020; là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành triển khai vỏ hộp giấy có nguồn gốc từ thực vật, được dán nhãn hàm lượng carbon trung tính; lần đầu tiên ra mắt vỏ hộp giấy tiệt trùng không màng nhôm. Đồng thời, hãng đã tái chế 50 tỷ vỏ hộp giấy với hơn 170 cơ sở tái chế toàn cầu.

Những hoạt động này tiếp tục được phát huy mạnh mẽ tại Việt Nam. 98% vỏ hộp giấy đựng đồ uống của Tetra Pak bán tại Việt Nam được dán nhãn FSC, chứng nhận vật liệu có nguồn gốc từ các khu rừng tái sinh, được khai thác có kiểm soát.

Nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương đạt chứng nhận LEED Vàng - Phiên bản 4, tiết kiệm 17,6 triệu lít nước/năm, tái sử dụng và tái chế 65% chất thải cũng như giảm phát thải 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm.

98% vỏ hộp giấy đựng đồ uống của Tetra Pak bán tại Việt Nam được dán nhãn FSC.

98% vỏ hộp giấy đựng đồ uống của Tetra Pak bán tại Việt Nam được dán nhãn FSC.

Tetra Pak cũng tích cực phối hợp với các đối tác để thúc đẩy hoạt động tái chế vỏ hộp giấy tại thị trường Việt Nam: Phát triển 45 điểm thu gom vỏ hộp giấy công cộng tại Hà Nội và TP. HCM nhằm giúp cộng đồng dễ dàng tiếp cận việc thu gom vỏ hộp giấy; Triển khai chương trình Tái chế học đường cho hơn 1.600 trường học tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để giáo dục các em học sinh về việc phân loại rác thải và thu gom, tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống.

Sau hơn ba năm triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy tái chế, Tetra Pak đã thu gom được hơn 632 tấn vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng đưa đi tái chế.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm