| Hotline: 0983.970.780

Thả 5 cá thể khỉ đuôi dài về rừng phòng hộ Cần Giờ

Thứ Năm 26/09/2024 , 19:00 (GMT+7)

TP.HCM 5 cá thể khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) được Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận cứu hộ, chăm sóc khỏe mạnh, được thả về môi trường tự nhiên tại rừng phòng hộ Cần Giờ.

Clip Chi cục Kiểm lâm TP.HCM thả các cá thể khỉ đuôi dài về môi trường tự nhiên. 

Ngày 26/9, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã TP.HCM phối hợp Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ và Hạt Kiểm lâm Cần Giờ tổ chức thả 5 cá thể khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) về môi trường tự nhiên tại rừng phòng hộ Cần Giờ (huyện Cần Giờ).

Đại diện Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cho biết, số cá thể này là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu tại huyện Cần Giờ từ năm 2023 và được Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng khỏe mạnh và đã đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên.

5 cá thể khỉ đuôi dài được chăm sóc, nuôi dưỡng khỏe mạnh trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: NT.

5 cá thể khỉ đuôi dài được chăm sóc, nuôi dưỡng khỏe mạnh trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: NT.

Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, khỉ đuôi dài thuộc lớp thú, nằm trong danh mục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm (nhóm IIB, ít nguy cấp), Chúng sống thành đàn dao động từ 10 đến 100 con, con đực đầu đàn thường ít đánh dấu lãnh thổ như các loài khỉ khác, chúng đoàn kết và con non có khả năng tự lập sớm.

Khỉ đuôi dài có thời gian mang thai từ 160 đến 170 ngày, tuổi trưởng thành vào lúc 50 đến 51 tháng, tuổi thọ từ 37 đến 38 năm. Chúng là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là quả, hạt, nõn cây, lá, côn trùng, ếch, nhái,… và bơi rất giỏi.

Khỉ đuôi dài thuộc nằm trong danh mục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo tồn. Ảnh: BQL rừng phòng hộ Cần Giờ cung cấp.

Khỉ đuôi dài thuộc nằm trong danh mục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo tồn. Ảnh: BQL rừng phòng hộ Cần Giờ cung cấp.

Ông Huỳnh Đức Hoàn, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tiếp nhận các cá thể như rái cá, khỉ và sẽ tiếp tục quản lý, bảo vệ lại các cá thể này. 

"Việc tái thả động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên từng bước góp phần vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có các hoạt động tuyên truyền, đấu tranh, ngăn chặn nhiều hơn nữa những trường hợp săn, bẫy và buôn bán động vật hoang dã trái phép trong thời gian tới", đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cho hay.

Rừng phòng hộ Cần Giờ có hệ động thực vật đa dạng, phong phú với 318 loài thực vật bậc cao, 89 loài côn trùng, 282 loài cá 36 loài lưỡng cư, 36 loài bò sát, 164 loài chim, 35 loài thú, 66 loài động vật nổi, 66 loài thực vật nổi...

Xem thêm
Trồng thảo quả dưới tán rừng, tăng thu nhập, bảo vệ rừng

YÊN BÁI Nhiều hộ dân huyện vùng cao Mù Cang Chải phát triển cây thảo quả dưới tán rừng cho thu nhập 40 - 50 triệu đồng/ha/năm, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ môi trường rừng.

Khắc phục rừng bị thiệt hại do thiên tai

Rừng bị thiệt hại nặng, gãy đổ hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy trên 70%) thì khai thác, tận thu toàn bộ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất