| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình siết chặt việc vận chuyển lợn

Thứ Ba 19/03/2019 , 10:48 (GMT+7)

Như NNVN đã thông tin, dịch tả lợn Châu Phi gần như phủ kín tỉnh lúa Thái Bình, chỉ còn sót lại hai địa phương là huyện Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Tổng số lợn bị bệnh được tiêu hủy tính đến ngày 14/3 là 12.061 con, trọng lượng 695.765kg.

* Những trại chăn nuôi lớn không bị dịch

14-33-05_phun_thuoc_khu_trung_de_phong_dich_o_thi_binh
Phun thuốc khử trùng trong khu chăn nuôi lợn ở Thái Bình

Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Thái Bình, cho biết: Những ngày này, tất cả cán bộ nhân viên của chi cục hầu như có mặt ở các địa phương để chỉ đạo việc phòng chống dịch. 

Ông Nhương cũng tỏ ra lo lắng vì diễn biến thời tiết đang rất thuận lợi cho virus dịch tả lợn Châu Phi phát triển, vì thế nguy cơ dịch phát triển, lây lan càng cao. Tuy đã triệt để phun thuốc khử trùng và rắc vôi bột, nhưng nhiều khi vừa rắc xong thì mưa, vôi bột lại trôi hết, mà thuốc khử trùng tiêu độc cũng mất tác dụng. Tỉnh Thái Bình chỉ có mấy chục trang trại chăn nuôi lớn. Với những trang trại này, chưa có nơi nào bị dịch. Những ổ dịch đều xuất hiện tại các gia trại chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẹt trong dân, không có điều kiện phòng chống dịch một cách tuyệt đối.

Ngay từ khi phát hiện những ổ dịch đầu tiên, Thái Bình đã vào cuộc một cách quyết liệt để chống dịch. Hàng chục trạm kiểm dịch động vật đã được thành lập và nhanh chóng triển khai, trong đó quan trọng nhất là các trạm Cầu Tân Đệ (nối giữa Thái Bình với Nam Định); cầu Triều Dương (nối giữa Thái Bình với Hưng Yên); cầu Nghìn (nối giữa Thái Bình với Hải Phòng); cầu Hiệp (nối giữa Thái Bình với Hải Dương). Mỗi trạm đều có người của các lực lượng là Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Môi trường, Thanh tra Giao thông, Thú y, Quản lí Thị trường... tham gia, ăn ở tại chỗ, chia làm ba ca trực suốt ngày đêm. Ngoài ra, còn có các trạm do UBND các huyện thành lập.

Theo báo cáo của các trạm, thì cho đến nay, chỉ có duy nhất một trường hợp một người đàn ông chở một con lợn có dấu hiệu bệnh bằng xe máy định qua cầu Hiệp. Thấy cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe, anh ta vứt cả xe cả lợn bỏ chạy. Con lợn và phương tiện sau đó đã được trạm kiểm dịch động vật Cầu Hiệp tiêu hủy theo đúng quy định. Còn lại, không có bất kỳ một con lợn có dấu hiệu bệnh nào được từ nội tỉnh lọt ra bên ngoài hay một con nào từ ngoài lọt được vào trong tỉnh.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.