| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan vẫn kỳ vọng vào xuất khẩu trái cây

Thứ Hai 09/03/2020 , 14:40 (GMT+7)

Các nhà xuất khẩu trái cây Thái Lan đang mong từng ngày những ảnh hưởng tồi tệ nhất của Covid-19 sẽ sớm chấm dứt để nối lại thị trường Trung Quốc.

Măng cụt Thái Lan là một trong số các loại trái cây chủ lực xuất khẩu. Ảnh: BKP

Măng cụt Thái Lan là một trong số các loại trái cây chủ lực xuất khẩu. Ảnh: BKP

Trong vòng hai năm vừa qua, ngành xuất khẩu trái cây được ví là “điểm sáng” của nền kinh tế Thái Lan, chủ yếu do nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao. Năm 2018, lượng xuất khẩu trái cây tươi của nước này sang thị trường 1,4 tỷ dân đã tăng 50%, đạt 700.000 tấn và chỉ trong nửa đầu năm 2019 đã tăng tới 123%.

Về mặt hàng, trái sầu riêng Thái Lan chiếm khối lượng xuất khẩu lớn nhất, với khoảng 50% tổng lượng trái cây xuất khẩu, tiếp theo là nhãn, măng cụt và dừa non. Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng trái cây tươi tốt đến mức có nhiều tháng liền, giá trị xuất khẩu trái cây đã vượt xa lĩnh vực ô tô quan trọng.

Trong 10 tháng đầu năm ngoái, giá trị xuất khẩu trái cây của Thái Lan thu về 3,2 tỷ USD, đưa nước này trở thành nhà xuất khẩu trái cây lớn thứ sáu thế giới, sau Tây Ban Nha, Hà Lan, Mexico, Mỹ và Chile.

Thái Lan hiện là nước xuất khẩu trái cây lớn thứ ba sang Trung Quốc, sau Việt Nam và Malaysia. Cả ba quốc gia Đông Nam Á đều được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sau khi Trung Quốc áp khoản thuế 30% đối với các mặt hàng trái cây của Mỹ.

Hiện Trung Quốc cho phép Malaysia xuất khẩu 10 loại trái cây, bao gồm nhãn, măng cụt và vải thiều, trong khi Việt Nam có thể xuất khẩu 9 loại trái cây, chủ yếu là thanh long, xoài và chôm chôm.

Giới phân tích thị trường cho rằng, không có gì đáng ngạc nhiên khi dịch Covid-19 đã khiến hoạt động xuất khẩu trái cây từ khu vực này bị tác động mạnh. Nguyên nhân là bởi người dân Trung Quốc suốt từ đầu năm đến nay đã bị giới hạn đi lại, kéo theo các nhu cầu tiêu dùng khác bị chìm trong ảm đạm và hoạt động kinh tế bị sụt giảm đáng kể.

Hình ảnh chụp từ trên cao một bãi đỗ xe bus ở gần sân bay quốc tế Suvarnabhumi bị tê liệt hoàn toàn do dịch bệnh Covid-19 hôm 8/3/2020. Ảnh: AFP

Hình ảnh chụp từ trên cao một bãi đỗ xe bus ở gần sân bay quốc tế Suvarnabhumi bị tê liệt hoàn toàn do dịch bệnh Covid-19 hôm 8/3/2020. Ảnh: AFP

Điều này được thể hiện qua hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Malaysia cũng như măng cụt của các tỉnh miền đông Thái Lan bị lâm vào tình trạng thừa cung và khiến giá giảm mạnh.

Các nhà xuất khẩu trái cây đang kỳ vọng, khi Covid-19 đang có những tín hiệu chững lại ở Trung Quốc và mùa đông sắp kết thúc thì các hoạt động giao thương sẽ sớm hồi phục. Theo chuyên gia ngân hàng Bangkok, với sự đóng góp trở lại của ngành công nghiệp trái cây thì có thể coi nó như là một liều thuốc bổ rất cần thiết đối với nền kinh tế Thái Lan.

  • Tags:
Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất