| Hotline: 0983.970.780

Thâm canh vải chín sớm

Thứ Ba 17/05/2016 , 07:10 (GMT+7)

Ngay sau thu hoạch vải cần tiến hành cắt tỉa, vệ sinh vườn và xúc tiến bón phân cho cây sớm phục hồi…

1. Cắt tỉa

Trên cây vải, ngoài cắt tỉa thường xuyên, hàng năm cần tiến hành cắt tỉa lớn vào 3 đợt:

Đợt 1: Sau thu hoạch quả, tỉa thưa tán, cắt bỏ các cành tăm, cành gầm, cành sâu bệnh, cành đỉnh tán, và cắt bỏ 5 - 10cm các đầu cành đã thu quả. Quét vôi gốc cây và thân cành chính. Thu gom thiêu hủy tàn dư thực vật. Để phòng trừ sâu bệnh lưu chuyển.

Đợt 2: Từ cuối tháng 8, đầu tháng 9, tỉa bớt cành lộc thu, cắt bỏ cành sâu bệnh, trên mỗi đầu cành chỉ để lại 1 - 2 lộc thu to mập để cho quả năm sau.

Đợt 3: Cuối tháng 3 đầu tháng 4, cắt tỉa những cành nhỏ yếu, mọc quá xít nhau, tỉa bỏ các chùm quả nhỏ, quả dày và quả sâu bệnh.

2. Bón phân

* Lượng phân: Tùy tuổi cây và thực tế sinh trưởng của cây, để điều chỉnh bón phân cho cây theo định lượng cơ bản dưới đây:

Tuổi cây
(năm)
Lượng phân bón kg/ cây/ năm
Hữu cơ hoai
Đạm urê
Lân Supe
Kali Clorua
4-6
        30-40
0,5-0,7
0,9-1,1
0,7-1,0
7-9
        50-60
0,9-1,1
1,3-1,5
1,3-1,5
10-15
        60-70
1,5-1,8
2,0-2,5
2,0-2,5
> 15
        70-90
1,8-2,5
2,5-3,0
2,5-3,5

* Thời điểm bón, cách bón:

Lần 1 (sau thu hoạch quả): Bón phân cho cây sớm hồi phục và phát triển lộc thu. Bón 100% phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh), 40% lượng đạm urê, 40% lân supe và 25% lượng kali clorua. Đào rãnh rộng và sâu 30cm quanh hình chiếu tán cây, sau 10 - 15 ngày khô rãnh, rải phân, lấp đất và tưới ẩm. Những cây sinh trưởng kém có thể ngâm nước phân chuồng với lân supe pha loãng tỷ lệ 1/5 để tưới bổ sung.

Lần 2 (khi giò hoa mới nhú ): Bón 30% lượng đạm urê, 30% lân supe và 25% lượng kali clorua. Không bón phân, xới xáo, phun thuốc BVTV khi cây hoa đang nở. Nếu vườn vải khô hạn, pha nước các loại phân để tưới. Đất ẩm, xới gốc vùng rễ tơ của cây, rắc phân, lấp đất.

Lần 3 (quả có đường kính 0,5 - 1cm): Bón nốt số phân còn lại (30% lượng đạm urê, 30% lân Supe và 50% lượng kali clorua).

3. Sử dụng phân bón lá và chế phẩm điều hòa sinh trưởng

Phun Atonic 3 lần, khi lộc thu dài 3 - 5cm (đầu tháng 10); giò hoa mới nhú; và trước nở hoa 7 ngày.

Khi lộc thu chuyển màu bánh tẻ, bón SWEED (RONG BIỂN 95%), phun 2 lần cách nhau 10 ngày.

Để hạn chế rụng quả phun Bortrac 1 lần khi quả non mới đậu.

Định kỳ 15 ngày/ lần phun bón lá siêu kali + SWEED-RONG BIỂN 95%, từ khi cây lộ quả non đến trước thu hoạch 10 ngày.

4. Khống chế lộc đông và kích thích phân hóa mầm hoa

* Khống chế lộc đông áp dụng một số trong số các biện pháp sau: Từ tháng đến hết tháng 1, dừng xới xáo, bón phân và tưới nước cho cây.

Nếu cây vẫn nhú lộc, dùng dầm xâm sâu 20 - 30cm, rộng 2 - 3cm quanh hình chiếu tán cây, trộn đều 0,3 - 0,5kg kali clorua với cát sông, rắc xuống khe xâm.

Khi lộc đông dài 5 - 7cm và có lá chuyển từ đỏ tía sang hanh vàng, phun Ethrel 40% nồng độ 800 - 1.000 ppm (pha 8 - 10ml Ethrel với 10 lít nước).

* Kích cho cây phân hóa mầm hoa

Cuốc lật đất tới mép hình chiếu tán cây, rộng 40 - 50cm, sâu 4 - 5cm. Thời gian tiến hành 10/11 - 20/11.

Khoanh mịn các cành cấp 1, cấp 2 tại vị trí cách gốc cành 15 - 20cm. Yêu cầu, đường khoanh kép cách nhau 1,5 - 2cm, khép kín thân cành, độ sâu vết khoanh qua lớp vỏ bì, vừa chạm tầng sinh gỗ và không có mùn vỏ bì đùn ra.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Trừ sâu đục cuống quả: Khi hạt quả vào chắc và cuống quả chuyển màu tía, phun Regent 800 EC hoặc Actaza 25WG vào thời điểm bướm sâu ra rộ, ngoài ra có thể phun phòng vào các đợt cuối tháng 3, tháng 4 và trước thu hoạch 15 - 20 ngày.

- Trừ sâu đo hại vải: Giai đoạn vải đậu quả và quả non, khi lứa sâu đo ở đỉnh cao nhất và đang tuổi 1, tuổi 2, phun Bassa 50EC hoặc Regent 80 WP để diệt trừ.

- Trừ rệp hại hoa: Khi đoạn giò hoa mới nhú, sử dụng Trecbon 0,2%, phun kép 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày, khi rệp mới xuất hiện.

- Diệt bọ xít: Mật độ thấp bắt bằng tay, ngắt ổ trứng. Mật độ cao phun Sherpa 0,2% để diệt trừ.

- Phòng trừ bệnh sương mai, dùng Boocdo 1% hoặc Ridomil 72 MZ, phun khi cây đã lộ rõ quả non.

- Bệnh thán thư hại vải: Phun Tilt supe 300 EC khi xuất hiện vết bệnh đầu tiên.

6. Thúc đẩy vải chín nhanh

Pha 4ml Ethrel 40% (nồng độ 400 ppm) với 10 lít nước, phun cho cây sau đậu quả 60 ngày. Quả vải sẽ chín sớm hơn, mã đẹp hơn.

7. Một số biện pháp khác

Tưới nước và tủ gốc giữ ẩm cho cây khi thời tiết khô hạn. Nếu nắng nóng kéo dài, dùng bơm phun tưới đều nước lên thân lá và gốc cây.

Chủ động tiêu úng khi có mưa lớn kéo dài.

Phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng các chế phẩm điều hòa sinh trưởng ghi trên bao gói. Nếu phun quá liều sẽ gây rụng hoa, rụng quả non. Phun không đủ liều sẽ không tác dụng. Có thể phun kết hợp với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh.

8. Thu hoạch

Khi chùm quả có màu chín đỏ, mặt trong cùi quả đã có vân màu hồng nhạt. Tốt nhất thu quả vào ngày tạnh ráo. Cần chủ động các biện pháp chế biến (sấy, đóng hộp), khi phải thu quả chín vào những ngày mưa.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.