| Hotline: 0983.970.780

Thăm địa chỉ đỏ luôn nỗ lực, sáng tạo vì sự phát triển

Thứ Sáu 11/02/2022 , 15:34 (GMT+7)

Hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một bộ phận cấu thành trong sự phát triển nền kinh tế. Agribank Tây Nghệ An là một bộ phận ấy!

Ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Giám đốc Agribank Tây Nghệ An cùng lãnh đạo địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho ông bà Quyết – Chinh

Ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Giám đốc Agribank Tây Nghệ An cùng lãnh đạo địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho ông bà Quyết – Chinh

Trong buổi lễ khai trương Chi nhánh Agribank Tây Nghệ An, ông Phạm Đức Ấn, lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank phát biểu chúc mừng, giao nhiệm vụ cho đơn vị đã nhấn mạnh rằng, việc khai trương Agribank Chi nhánh Tây Nghệ An nằm trong lộ trình tái cơ cấu của Agribank, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chất lượng hoạt động của các chi nhánh, tạo bước phát triển mới trong hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việc đưa chi nhánh mới vào hoạt động vừa đảm bảo phù hợp với khả năng quản lý, vừa mở rộng mạng lưới, đưa ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ đến gần với doanh nghiệp và người dân trên địa bàn, tạo đà cho sự phát triển cao hơn trong những năm tiếp theo.

Mới đó đã 4 năm…

Thay đổi lớn

Hoạt động tín dụng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một bộ phận cấu thành trong sự phát triển nền kinh tế. Quyết định của Hội đồng thành viên Ngân hàng NN – PTNT Việt Nam trong việc chia tách Agribank Chi nhánh Nghệ An thành 3 đơn vị cấp I hoạt động độc lập đã mở ra một sức bật mới cho hoạt động tín dụng tại địa bàn này.

Sức bật mới nhất, theo tôi đó chính là tạo ra được không khí làm việc có động lực trong mỗi cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng. Để có được điều này chính là ở sự tập hợp khối đoàn kết trong từng bộ phận và vai trò của người đứng đầu được coi trọng.

Hoạt động của Agribank Tây Nghệ An là một ví dụ. Địa bàn miền núi của tỉnh Nghệ An không ít khó khăn, hoạt động chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu của bà con nông dân là chính vì thế Agribank Tây Nghệ An luôn nỗ lực, sáng tạo không ngừng để đưa ra những cú hích mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhờ đó nguồn vốn huy động và dư nợ của đơn vị năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ xấu thấp, đời sống người lao động được nâng lên. Đặc biệt, với cách thức tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mạnh mẽ, quyết liệt đầy sáng tạo và trách nhiệm đã giúp toàn đơn vị luôn có bước đi vững chắc, tạo lập niềm tin bền vững ở khách hàng.  

Chúng tôi cho rằng, thế mạnh chính là ở sự chịu thương chịu khó làm lụm của người nông dân, họ vay đến đâu làm ra sản phẩm, thanh toán nợ đầy đủ. Do đó, ở những Chi nhánh như Agribank Tây Nghệ An tỷ lệ nợ xấu thấp và sự gắn bó của cán bộ tín dụng với khách hàng như máu thịt.

Ở đó, người đứng đầu bám sát các hoạt động của nhân viên, cấp dưới và khách hàng. Một mẫu giấy với đầy đủ chi tiết về đánh giá năng lực, phẩm chất làm việc cán bộ của mình được đích thân Giám đốc gửi đến từng khách hàng để kiểm tra thường xuyên cho thấy quản lý đồng vốn phải đi liền với khúc ruột.

Nhiều khách hàng đánh giá, từ khi có Agribank Tây Nghệ An, hoạt động giao dịch với khách hàng đã có sự thay đổi rất lớn nhờ đó nguồn vốn huy động ngày càng tăng, sức cho vay cũng khá.

Theo số liệu đến cuối năm 2021, Agribank Tây Nghệ An huy động được 9.540 tỷ đồng (đạt 144% KH), cho vay 9.091 tỷ đồng (đạt 196% KH). 

Luôn chú trọng công tác thiện nguyện

Những năm qua, Agribank Tây Nghệ An tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh và thường xuyên làm tốt công tác an sinh xã hội.

Năm 2021, trước tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, Agribank Tây Nghệ An đã luôn đồng hành, kịp thời triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho khách hàng như cho vay ưu đãi lãi suất để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, miễn giảm phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ…  

Đến 30/11, chi nhánh đã giảm lãi suất cho 73.522 khách hàng với số tiền gần 26 tỷ đồng, cho vay hỗ trợ lãi suất cho 145 doanh nghệp với dư nợ 338 tỷ đồng và cơ cấu lại thời gian trả nợ cho hang trăm khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh. Agribank Tây Nghệ An cũng đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh, cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch với số tiền trên 2 tỷ đồng.

Ông bà Quyết – Chinh (bên trái) và bà Trắt, Bí thư Chi bộ thôn Đồng Cạn trong cuộc trò chuyện với NNVN. Ảnh: Văn Hùng

Ông bà Quyết – Chinh (bên trái) và bà Trắt, Bí thư Chi bộ thôn Đồng Cạn trong cuộc trò chuyện với NNVN. Ảnh: Văn Hùng

Cuối năm ngoái, chúng tôi đến thăm một gia đình ở thôn Đồng Cạn, xã Đồng Hợp huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Đó là gia đình ông Ngân Văn Quyết và bà Hà Thị Chinh. Cả hai ông bà năm nay đã 75 tuổi. Ông bà có 5 người con (3 gái, 2 trai). Theo bà Hà Thị Trắt, Bí thư Chi bộ thôn Đồng Cạn thì cuộc sống của ông bà Quyết cơ cực lắm. Bố mẹ nghèo và các con cũng khó khăn; con có đứa ốm đau triền miên. Ông 75 tuổi nhưng vẫn phải lam lũ, nhận việc làm bảo vệ đồng để có 8 triệu đồng/ 2 vụ lúa.

“Căn nhà ông bà bị dột nát bao năm nay, nắng mưa như ngoài trời, hết khổ”, bà Trắt nhớ lại. Được sự quan tâm của chính quyền và người dân, anh em cùng với sự giúp đỡ của Chi nhánh Agribank Tây Nghệ An năm 2021 đã xây dựng được căn nhà kiên cố, ấm áp cho ông bà ở. Niềm vui cho ông bà và niềm vui cho nhân dân trong thôn.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Quyết và bà Chinh bày tỏ niềm xúc động vì gần cuối đời nhận được sự giúp đỡ quý báu của mọi người, đặc biệt là phía ngân hàng nông nghiệp. “Cũng vì hoàn cảnh và điều kiện sức khỏe nên cuộc sống gia đình cứ khó khăn trăm bề. Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và nhà hảo tâm, chúng tôi thấy vừa vui vừa tủi. Giờ đây, nhà cửa kín đáo, ấm áp rồi, cầu mong có thêm sức khỏe để sống thêm thời gian cùng con cháu, xóm làng”, bà Chinh bày tỏ.

Có mặt trong cuộc trò chuyện với chúng tôi hôm đó có ông Hoàng Xuân Nam, Chủ tịch MTTQ xã Đồng Hợp. Tôi hỏi ông Nam về điều kiện sống của các gia đình khó khăn nhất hiện nay, ông Nam chia sẻ: Toàn xã có 87 hộ nghèo; hộ cận nghèo là 181 hộ; riêng thôn Đồng Cạn có 5 hộ nghèo và 8 hộ cận nghèo.

“Đói nghèo ở xã vẫn đang bủa vây lên từng túp nhà của đồng bào dân tộc thiểu số. Tất cả những hộ nghèo đã đến đát nghèo rồi. Chỉ khi họ không còn trên mảnh đất này nữa thì mới hết danh hộ nghèo. Vì thế mong lắm sự sẻ chia nhiều hơn nữa của cấp trên, các nhà hảo tâm, trong đó có Agribank. Năm 2021, trên địa bàn xã có 2 hộ dân được ngân hàng hỗ trợ xây nhà”, ông Nam nói.

Chúng tôi đưa câu chuyện của ông Nam, lãnh đạo Agribank Tây Nghệ An, ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Giám đốc cho biết, thời gian tới, Agribank Tây Nghệ An tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, làm tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội vì cộng đồng để chia sẻ một cách có trọng tâm, trọng điểm đến các hoàn cảnh khó khăn. Những hoạt động thiết thực này là tấm lòng và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên Agribank trong toàn hệ thống, trong đó có Agribank Tây Nghệ An.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm