| Hotline: 0983.970.780

Thâm nhập đường dây buôn bò lậu từ Campuchia về nội địa

Thứ Hai 18/12/2017 , 14:31 (GMT+7)

Đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia dài hàng trăm km, ranh giới chỉ là sông, rạch, đường đất nên rất khó kiểm soát, bò nhập lậu năm này qua năm khác, cứ đủng đỉnh "xâm nhập" về Việt Nam vô tư.

Ngày thường bò nhập lậu đã nhiều, ngày cuối năm khi nhu cầu thị trường tăng cao thì bò biên giới về càng tưng bừng "khí thế" hơn.
 

Nội hóa bò lậu

Chúng tôi đến xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng (Long An), nơi được coi bò lậu từ Campuchia xâm nhập thị trường nội địa nhiều nhất của tỉnh Long An, với con số bình quân theo ước tính của cơ quan chức năng khoảng 100 con/ngày thường, còn lúc cao điểm như những ngày cuối năm, gần lễ tết thì khó thống kê được.

1-9144023830
Cung đường biên giới chở bò lậu từ Campuchia về Việt Nam

Từ TP Tân An, chúng tôi chạy xe máy lên thị trấn Tân Hưng, tuy đoạn đường dài hơn 100 km nhưng chỉ mất có 2 giờ do đường nhựa rộng rãi, ít ổ gà ổ voi, trái lại đoạn đường từ thị trấn Tân Hưng lên Đồn Biên phòng Sông Trăng, tuy dài có 17 km nhưng phải "vật lộn" mất gần cả tiếng đồng hồ do đường đất xấu, lổm chổm bụi mịt mù.

Ông Dương Văn T. (dân địa phương quen gọi ông Hai), một thương lái ở ấp Cây Me, chuyên mua bò Campuchia hẹn tôi đến điểm hẹn là cầu Hữu Nghị (còn gọi Trạm kiểm soát cửa khẩu phụ Tân Hưng) nằm vắt qua con sông Cái Cỏ dài gần 8 km. Ở đầu con lộ, bên bờ sông Cái Cỏ, tuyến biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, là Trạm Kiểm soát biên phòng 79. Trạm này là chốt cuối cùng kiểm soát việc đưa trâu bò từ Campuchia về thị trường nội địa.

Ông Dương Văn T., một thương lái bò Campuchia lâu năm có tiếng ở địa phương

Ông Hai ngồi đợi ở chân cầu Hữu Nghị, không rào trước đón sau, bảo tôi: “Mục đích em lên đây anh biết rồi, bây giờ đã chiều phải kiếm chỗ nghỉ ở lại, vì bò bên kia đưa lậu về vào sáng sớm. Tụi anh đi mua bò phải dậy sớm 4-5 giờ khuya, qua Campuchia mua khoảng vài chục con/ngày, trả giá tại chỗ rồi xịt sơn đánh dấu bò, sau đó họ dẫn sang Việt Nam thì mình mới trả tiền", ông Hai nói.

2-514402461
Cầu Hữu Nghị nằm vắt qua sông Cái Cỏ, được coi là biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia

Sau đó, ông Hai kiếm cho tôi chỗ tạm nghỉ qua đêm tại ấp Cây Me. "Mấy ông thương lái từ các tỉnh lên đây đi ô-tô mang theo cả tỷ đồng tiền mặt, họ mua bò nặng 200-300 kg có giá trên 20 triệu/con, bò lớn hơn là 25-30 triệu đồng. Một xe chở bình quân 20 con đã mất mấy trăm triệu đồng, nên sau khi coi bò Campuchia xong là họ trở lại thị trấn Tân Hưng nghỉ lại để đảm bảo an toàn, còn em đi xe gắn máy nên ở lại tại chỗ cho tiện để đi vào khuya mai".

Theo tìm hiểu chúng tôi, chỉ riêng xã Hưng Điền mỗi ngày có cả trăm con trâu bò xâm nhập "trái phép" nên có cả chục thương lái hoạt động. Trong đó, có 3 thương lái xây dựng hẳn trại tập kết trâu bò lậu khá rộng nằm ngay trên đường biên giới, vừa làm nhiệm vụ nuôi nhốt vỗ béo chờ ngày xuất bán; vừa là nơi trung chuyển giao bán cho các thương lái ở các tỉnh khác lên mua bò Campuchia.

Ông Nguyễn Văn S., một thương lái ở ấp Cây Me thừa nhận, một số thương lái đã "nội hóa” bò lậu bằng cách nhờ những nông dân vùng biên dắt bò qua Campuchia chăn thả chỉ một vài con, nhưng khi đưa về Việt Nam thì "nhét" luôn bò của Campuchia nhập đàn lên tới vài chục con. Số bò lậu này sẽ được nuôi nhốt cùng bò trong nước thêm một thời gian, khoảng nửa tháng để vỗ béo, sau đó đưa về TP.HCM hoặc các tỉnh bán cho lò mổ.

4-4144024456
Xe vận tải Campuchia chở bò thu gom của người dân bản xứ mang về trại nhốt bò tập trung để cho các thương lái bên Việt Nam sang mua bò

Vận chuyển bò lậu trên đường có bị cơ quan chức năng  phát hiện không? Tôi hỏi. "Nói thật, hầu như tụi tui không bao giờ bị biên phòng, QLTT kiểm tra, nếu có là "dính" đoàn kiểm tra liên ngành của huyện. Bởi đa số thương lái khi vận chuyển bò lậu đều không có giấy tiêm phòng, kiểm dịch nên phải đi vào đường tránh dọc biên giới (né chốt kiểm dịch trong tỉnh Long An -PV), sau đó qua bên chốt kiểm dịch Dinh Bà, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) nằm chỉ cách khu vực Hưng Điền khoảng 50 km, nơi đó làm thủ tục khai báo dễ hơn, bên đó chủ yếu kiểm tra lâm sàng, ít hỏi nguồn gốc bò. Từ đó, họ cấp cho mình giấy kiểm dịch động vật sau khi đóng phí vài trăm ngàn đồng cho kiểm dịch, khử trùng và bấm lỗ tai đeo thẻ bò. Tờ giấy này thì bò lậu cũng như bò trong nước đi khắp nơi", ông S. đáp.
 

Thâm nhập

Trời vào khuya vùng biên giới càng trở lạnh, đang ngủ say trong chăn trùm kín mít, bất thình lình một cánh tay đập vai tôi lay mạnh: "Dậy đi, 3 giờ sáng rồi đó, chạy xe máy qua bên Campuchia cũng mất cả tiếng mới đến trại gom bò tập trung. Tại đó, cũng mất hơn 1 tiếng nữa để mình chọn mua bò nữa. Nếu có chụp hình cũng phải khéo, đừng để công an cửa khẩu Campuchia phát hiện, còn tui qua lại thường xuyên họ nên quen mặt, "ăn chịu" hết khỏi phải lo, có ai hỏi thì em tự nhận là thương lái nhờ tui dẫn qua mua vài con bò về vỗ béo bán ăn tết, nghe không", ông Hai căn dặn.

Qua khỏi cầu Hữu Nghị là đến chốt cửa khẩu "Xà-là-ngòn" của Campuchia. Để tránh phiền phức, ông Hai nhanh nhẩu bước chân vào đồn nói qua loa vài ba câu chuyện trên trời dưới đất bằng tiếng bản xứ, sau đó bước ra miệng cười tươi nói: "Trại bò tập trung là của ông phó đồn Campuchia xây dựng nằm trên địa bàn xã Chàm, huyện Tà Pét, tỉnh Pvay Veng, cứ một con bò người dân bản xứ đem ký gửi phải trả là 5.000 ria/ngày đêm, tức 25.000 đồng. Bởi vậy, thay vì xuống tận nhà dân mua thì mình có thể đến trại tập trung của ông phó đồn này rộng gần 1 ha có sức chứa 200-300 con, tha hồ chọn lựa", ông Hai nói.

5-4144024662
Trại nuôi nhốt bò tập trung bên Campuchia (xã Chàm, huyện Tà Pét, tỉnh Pvay Veng), nơi để cho các thương lái bên Việt Nam sang chọn mua

Tại Campuchia bò có hai dạng: một là bò trắng (còn gọi là bò Thái) cân nặng 300-400 kg; hai là bò cóc, bò cỏ nặng 250 kg trở lại, trong đó bò cỏ chiếm tương đối lớn.

Điều đáng nói, các thương lái từ Việt Nam sang Campuchia mua bò chủ yếu bằng cảm quan, không dùng cân mà coi con bò qua hai cách, một là mua "thịt lột", tức nhìn mã con bò bên ngoài mà ước lượng bao nhiêu ký thịt nạc với giá 160-170 ngàn đồng/kg; hai là mua dạng bò hơi, tức đánh giá trọng lượng cả con, bình quân 50-55 ngàn đồng/kg hơi. Do mua không qua cân trọng lượng nên các thương lái phải dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm đánh giá trọng lượng của bò cho đúng. Nếu nhận định không đúng chất lượng con bò Campuchia có khi phải thua lỗ phá sản.

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch xã Hưng Điền, cho biết ở địa phương có ông Nguyễn Văn D., một thương lái ở ấp Gò Chuối gần đây phải "trốn nợ" gần 2 tỷ đồng do mua bò "thịt lột" bên Campuchia liên tục giá cao, mang về Việt Nam đưa vào lò mổ bị định giá thấp buộc phải thua lỗ là minh chứng.

6-7144024872
Bò Campuchia đưa về Việt Nam được các thương lái nuôi vỗ béo ngay trên đường biên giới chờ lúc bò có giá thì đem bán
7-4144025146
Một chốt cửa khẩu công an bên Campuchia kiểm soát người dân qua lại
"Thương lái mua bò Campuchia về Việt Nam có hai dạng, một dạng đưa về nuôi nhốt vỗ béo có đăng ký tiêm phòng dịch bệnh với chính quyền; một dạng đưa lên xe tải 2,5 tấn chở khoảng 15-20 con rồi mang đi bán cho các lò mổ trong và ngoài tỉnh. Dạng này gọi là đi chui, không tiêm phòng kiểm dịch, nếu gặp đoàn kiểm tra liên ngành của huyện thì "ăn" biên bản xử phạt ít nhất 3,5 triệu đồng, sau đó bò được trả về nơi xuất phát ban đầu để địa phương quản lý" (ông Tạ Thành Răng, Trạm phó Trạm Thú y huyện Tân Hưng).

 

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Người dân bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất