| Hotline: 0983.970.780

Tham quan các mô hình sản xuất rau ăn lá VietGAP

Thứ Sáu 31/05/2019 , 13:15 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyến tham quan các mô hình sản xuất rau ăn lá theo quy trình VietGAP tại các tỉnh miền Tây (Long An, Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ).

20-26-51_long_n1
Một mô hình trồng rau ăn lá áp dụng công nghệ cao

Mục đích của chuyến tham quan nhằm tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật, nông dân sản xuất rau ăn lá trên địa bàn các quận, huyện có cơ hội giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP có hiệu quả về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Khuyến nông thời gian tới,… 

Theo đó, đoàn đã đến tham quan các điểm: Thứ nhất là mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao sử dụng ánh sáng sinh học trong nhà theo công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH MTV Rrfarn Green Farm (lô M6B, đường số 7, Khu công nghiệp Long Hậu mở rộng, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An);

Thứ 2 là HTX rau an toàn Gò Công (ấp Chợ Mới, xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang);

Thứ 3 là 02 mô hình tại tỉnh Hậu Giang gồm: mô hình trồng rau ăn lá theo hướng VietGAP (Khu vực 6, phường 3, Thành phố Vị Thanh) và mô hình trồng rau bồ ngót của hộ Quách Văn Hậu (Khu vực 7, phường 4, Thành phố Vị Thanh);

Thứ 4 là nông trại Cần Thơ Farm (79A, đường Võ Văn Kiệt, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ);

Đồng thời, trong chuyến đi đoàn cũng đã tham qua Ngày hội Tam nông và sản phẩm làng nghề (OCOP) 2019 tại Tỉnh Hậu Giang (khai mạc ngày 23/5 đến 29/5).

Trong đó, mỗi mô hình có những điểm riêng và khác biệt nhau, giúp nông dân tham quan có cơ hội giao lưu, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Như với mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao sử dụng ánh sáng sinh học trong nhà theo công nghệ Nhật Bản, tại Công ty TNHH MTV Rrfarn Green Farm, là mô hình sử dụng hệ thống ánh sáng nhân tạo trong môi trường vô trùng, không hóa chất độc hại.

Đây là một trong những công nghệ hàng đầu Nhật Bản đạt tiêu chuẩn hyper-organic. Rau trồng ở đây không trồng trên đất theo phương pháp thông thường mà thay vào đó rau sẽ được trồng trên các tấm phản chiếu hình parapol được bố trí dưới hệ thống ánh đèn huỳnh quang chuyên dụng, cùng với các thiết bị công nghệ cao kiểm soát môi trường trồng giúp việc trồng đạt hiểu quả cao nhất.

Đồng thời, mô hình này còn sử dụng công nghệ khép kín, môi trường sản xuất cách ly tuyệt đối với các mầm bệnh, khói bụi,…ngay cả công nhân làm việc trong nhà máy cũng được trang bị đồng phục đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ mũ đến găng tay và phải khử trùng tuyệt đối trước khi bước vào nhà máy.

Đặc biệt, sản phẩm sử dụng công nghệ kép kín, cách ly tuyệt đối với các mầm bệnh và không sử dụng hóa chất, phân bón độc hại trong quá trình trồng, đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm và rau của Rrfarn Green Farm là rau sạch ăn không cần rửa.

Với mô hình Nông trại Cần Thơ Farm (79A, đường Võ Văn Kiệt, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ) – là mô hình trồng rau an toàn theo phương pháp thủy canh truyền thống kết hợp với học đường chế biến ẩm thực, được hình thành theo hướng phát triển du lịch dựa trên nền tảng sản xuất nông nghiệp xanh.

Mô hình có diện tích hơn 6.000m2, gồm khu trưng bày đặc sản bản địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực trồng rau sạch thủy canh và địa canh, nhà ươm cây giống, nhà trồng dưa lưới, ao nuôi cá với sinh cảnh hoa sen… Mô hình Cần Thơ Farm còn phục vụ ẩm thực với những nguyên liệu vốn có của nông trại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

20-26-51_cn_tho
Đoàn tới tham quan mô hình Cần Thơ Farm.

Đại diện cho nông dân tham quan, anh Lê Văn Dể, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất -Thương mại VHF (ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) -  một trong những mô hình thành công về ứng dụng công nghệ thông minh 4.0 vào trồng rau thủy canh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Thông qua chuyến tham quan, giúp nông dân trồng rau như chúng tôi có cơ hội tiếp cận những mô hình tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm và chọn lựa, vận dụng phù hợp với từng mô hình của mỗi nông hộ ngày càng hiệu quả hơn.

Mong thời gian tới, Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có nhiều chuyến tham quan thực tế như trên, giúp nông dân chúng tôi có nhiều cơ hội, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất cũng như quản lý mô hình, để cùng nhau bắt tay góp phần xây dựng nền nông nghiệp Thành phố phát triển bền vững, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị 4.0 như hiện nay”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm