| Hotline: 0983.970.780

Thành đoàn Hà Nội vinh danh 'Bảo vật tinh hoa làng nghề Việt Nam'

Thứ Hai 17/10/2022 , 18:52 (GMT+7)

Không đơn giản chỉ là một cặp bánh, 'bảo vật' ấy là kết tinh của những giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời và những tinh hoa làng nghề thủ công Việt Nam.

Thành đoàn Hà Nội vừa tổ chức Chương trình “Tinh hoa Việt Nam” - vinh danh cặp bánh Cốm - Phu Thê “Bảo vật tinh hoa làng nghề Việt Nam” và “Đám cưới tập thể theo nếp sống mới” tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 11 ngày 3/10/2012, của Thành ủy Hà Nội. Chương trình gồm hai phần: “Tự hào Việt Nam” và “Hành trình tình yêu”.

Cặp bánh Cốm – Phu Thê lớn nhất Việt Nam

Trong phần một của chương trình, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trao bằng vinh danh “Bảo vật tinh hoa làng nghề Việt Nam” cho Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh với cặp bánh Cốm - Phu Thê đặc biệt (đường kính 70cm, cao 25cm và nặng 130kg, xác lập kỷ lục là cặp bánh Cốm - Phu Thê lớn nhất Việt Nam) và trao bằng “Nghệ nhân thợ giỏi” cho 06 nghệ nhân, thợ giỏi.

Cặp bánh có kích thước và trọng lượng lớn đã xác lập kỷ lục là cặp bánh Cốm - Phu Thê lớn nhất Việt Nam và nhận bằng chứng nhận vinh danh vào ngày 15/10.

Cặp bánh có kích thước và trọng lượng lớn đã xác lập kỷ lục là cặp bánh Cốm - Phu Thê lớn nhất Việt Nam và nhận bằng chứng nhận vinh danh vào ngày 15/10.

Nguyên liệu làm bánh được lựa chọn kỹ lưỡng, chất lượng tốt từ khâu nguyên liệu đầu vào. Cặp bánh Cốm - Phu Thê kỷ lục này cần đội ngũ 20 người thợ và nghệ nhân cùng làm.

Theo nghệ nhân Mai Đình Lục (giám đốc sản xuất), khó khăn lớn nhất gặp phải khi làm nên cặp bánh cưới kỷ lục Việt Nam này là ở khâu tạo hình. Sự khác biệt về nguyên liệu khiến việc tạo hình bánh không hề dễ dàng.

“Chúng tôi đã trực tiếp tham gia sản xuất cặp bánh Trung thu kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Tuy đã có kinh nghiệm trước đó nhưng cặp bánh Cốm - Phu thê này vẫn là một thử thách với đội ngũ nghệ nhân và thợ làm bánh”, ông Lục cho biết.

Cặp bánh này rất dẻo, tạo hình rất khó, do đó, đội ngũ sản xuất buộc phải thử nghiệm nhiều cách làm khác nhau để tìm ra phương án hợp lý nhất. Mỗi công đoạn đều được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, khắt khe với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.

Nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ, ví dụ như cốm là cốm nếp cái hoa vàng, đậu xanh chất lượng cao. Cặp bánh được thực hiện theo từng công đoạn riêng biệt. Chỉ riêng việc nhào nhuyễn cốm cũng được kiểm tra nghiêm ngặt.

Đặc biệt, công đoạn làm chiếc bánh phu thê kỷ lục cũng mất nhiều thời gian. Thay vì làm một chiếc lớn, những nghệ nhân phải dàn bánh thành từng lớp vỏ và nhân riêng biệt sau đó mới ghép lại, tạo hình. Việc định hình và tạo hình cho bánh được thực hiện trong một chiếc khuôn inox lớn.

Nghệ nhân Ngô Thị Tính (Tổng giám đốc Công ty cổ phần bánh kẹo Bảo Minh - đơn vị thực hiện cặp bánh cưới lớn nhất Việt Nam) chia sẻ: Xuất phát từ tình yêu với ẩm thực nói chung và với bánh kẹo truyền thống của dân tộc nói riêng, chúng tôi đã cùng chung tay để làm nên cặp bánh này như là một biểu tượng cho tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam và là cầu nối hạnh phúc cho các cặp vợ chồng sẽ cùng xuất hiện trong đám cưới tập thể tổ chức ngày 15/10".

Có mặt tại buổi thực hiện cặp bánh đặc biệt này, ông Thao Văn Phúc (đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam) đánh giá: "Cặp bánh có kích thước và trọng lượng lớn đã xác lập kỷ lục là cặp bánh Cốm - Phu Thê lớn nhất Việt Nam và nhận bằng chứng nhận vinh danh vào ngày 15/10. Đây không đơn giản chỉ là một cặp bánh mà còn là kết tinh của những giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc và những tinh hoa làng nghề thủ công Việt Nam".

Nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn Thủ đô

Trong Phần hai: “Hành trình tình yêu”, các cặp đôi tham gia chương trình thực hiện nghi lễ trao nhẫn cưới thiêng liêng trước sự chứng kiến của quan khách, người thân, khán giả trực tiếp và trực tuyến; cùng nhau đón nhận quà cưới và lời chúc hạnh phúc từ các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu tham dự.

Từ khi Chỉ thị 11 được Thành ủy Hà Nội ban hành tháng 1/2013, đã có ít nhất hai lần đám cưới tập thể được Thành Đoàn tổ chức.

Từ khi Chỉ thị 11 được Thành ủy Hà Nội ban hành tháng 1/2013, đã có ít nhất hai lần đám cưới tập thể được Thành Đoàn tổ chức.

Chương trình là dịp để vinh danh nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là ẩm thực gắn với đám cưới truyền thống của người Việt; đồng thời, cũng là hoạt động ý nghĩa tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 3/10/2012, của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

Từ khi Chỉ thị 11 được Thành ủy Hà Nội ban hành tháng 1/2013, đã có ít nhất hai lần đám cưới tập thể được Thành Đoàn tổ chức. Năm 2013, 10 đôi trẻ tổ chức lễ cưới tại trường Tiểu học Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Bốn năm sau, đám cưới cho 20 đôi trẻ theo nếp sống mới và "Đám cưới vàng" cho 20 đôi cụ ông - cụ bà chung sống hạnh phúc từ 50 năm trở lên diễn ra tại công viên Bách Thảo, quận Ba Đình.

Vào năm 2004, đám cưới tập thể lần đầu tiên ở Hà Nội được tổ chức với 30 đôi, trong đó có một đôi trên 70 tuổi. Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Hà Nội, cho biết lễ cưới lần này là hoạt động nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội.

10 năm qua, tổ chức Đoàn, Hội của thủ đô đã se duyên, tổ chức hàng ngàn đám cưới thanh niên theo nếp sống mới trong đó có 4 đám cưới tập thể mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc đến với các gia đình.

Các cặp đôi sau nhiều năm tham gia đám cưới giờ đây đều có một gia đình hạnh phúc, đồng thời trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong việc thực hiện Chỉ thị 11.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Đinh Thế Huynh

Ông Đinh Thế Huynh được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất