| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Cá chết trắng sông

Thứ Ba 17/12/2013 , 09:25 (GMT+7)

Mấy ngày qua, nhân dân sống ven sông Bưởi, đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) hoang mang lo lắng khi chứng kiến hàng tấn cá sông các loại chết nổi trắng mặt nước chưa rõ nguyên nhân.

Mấy ngày qua, nhân dân sống ven sông Bưởi, đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) hoang mang lo lắng khi chứng kiến hàng tấn cá sông các loại chết nổi trắng mặt nước chưa rõ nguyên nhân.

Cá chết hàng loạt

Theo phản ánh của người dân trong xã, hiện tượng cá chết bắt đầu từ đêm 7/12. Ông Bùi Văn Bàn, xóm Thống Nhất kể, sáng 8/12 khi ra bờ sông thì ông thấy nhiều con cá trắm, chạch làn… chết phơi trắng bụng, đến cả những con cá lăng nặng khoảng 2-3 kg cũng ngắc ngoải chờ chết.

“Cá lăng là một trong những loài rất khó bắt, nhưng nay chỉ cần dùng tay vẫn bắt được bình thường. Nước sông Bưởi bốc mùi hôi thối, đen ngòm, rất có thể do nhà máy (NM) sắn ở Hòa Bình (đóng ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn) xả thải nên cá mới chết nhiều như vậy (?!)” – ông Bàn đặt nghi vấn.

Cũng theo ông Bàn, sau khi phát hiện cá chết bất thường người dân thôn Thống Nhất, thôn Biện và thôn Đồi đã dùng thuyền đi vớt xác cá về nấu cho lợn ăn và đem ra chợ bán.

Còn ông Quyết, xóm Biện thì lo ngại: “Từ trước tới nay chưa bao giờ có hiện tượng cá chết đồng loạt, bất thường như vậy. Chúng tôi e rằng dòng sông đã bị nhiễm độc, nếu đúng như vậy thì dân sống ven sông như chúng tôi sẽ rất nguy hiểm, bởi nhiều hộ dân đang phải dùng nước sông Bưởi để sinh hoạt, chăn nuôi”.


Hơn 2 tấn cá các loại đã được vớt lên từ sông Bưởi

Ông Quyết cho hay, cách thượng nguồn sông Bưởi khoảng 7 km có một NM chế biến tinh bột sắn xuất khẩu nên người dân trong vùng cho rằng có thể nhà máy này đã xả nước thải ra sông dẫn đến cá chết hàng loạt như vậy? Được biết, nhiều hộ nuôi cá lồng hạ nguồn sông Bưởi chứng kiến cá tự nhiên chết đã chủ động di chuyển lồng nuôi đến khu vực khác đề phòng bất trắc.

Ông Lê Huy Dương, Chủ tịch xã Thạch Lâm xác nhận: Hiện tượng cá trên sông Bưởi chết hàng loạt vào sáng ngày 8/12 là có thật. Nhiều loài cá to từ 3-4 kg cũng bị chết, người dân trong xã đã bắt được khoảng 2 tấn.

“Sau khi nhận được tin báo của người dân chúng tôi đã báo cáo với huyện và các lực lượng Công an môi trường, Công an kinh tế cũng đã xuống kiểm tra, lấy mẫu nước. Hiện đang phối hợp với tỉnh Hòa Bình điều tra nguyên nhân, xử lý việc này”, ông Dương cho hay. Chủ tịch xã này còn cho biết thêm, ông đã sang tận điểm xả thải của NM để kiểm tra và phát hiện đúng là NM này đã xả thải xuống sông Bưởi.

Không xả thải!

Để làm rõ hiện tượng cá sông Bưởi chết bất thường, chúng tôi tìm đến NM chết biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình.


Ông Bùi Văn Bàn, thôn Thống Nhất vớt cá về nấu cho lợn ăn

Ông Trần Xuân Hải, phụ trách kỹ thuật NM này cho biết: Việc cá chết trên sông Bưởi, nguyên nhân không phải do NM xả thải. “Lượng nước thải hàng ngày không đủ để chúng tôi hút vào bể biogas thì lấy đâu ra mà xả thải”, ông Hải khẳng định.

Ông Hải lý giải, NM của ông đã xây dựng được một bể biogas với dung tích 80.000m3 và toàn bộ lượng nước thải hàng ngày đều được đưa vào bể bioga để tạo ra ga quay trở lại phục vụ sản xuất.

Sau đó người phụ trách kỹ thuật NM cũng không quên “đá quả bóng” trách nhiệm sang cho một trang trại chăn nuôi lợn. “Gần đây cũng có một trang trại lợn nghe nói rất lớn. Tôi không biết họ có xả thải hay không. Còn doanh nghiệp thì luôn chấp hành tốt về lĩnh vực môi trường. Mỗi ngày, trong quá tình sản xuất, NM chỉ thải ra khoảng 1.000m3 nước”, ông Hải nói.

Theo quan sát của PV, NM chế biến tinh bột sắn Hòa Bình có 4 hồ chứa nước thải. Nước thải sẽ được đưa lên bể biogas. Số nước thải còn lại sẽ được đưa ra 3 hồ chứa còn lại, 3 hồ chứa này không có bạt che đậy.

Tại hồ thứ 4 (hồ chứa nước đã đạt chuẩn để xả ra môi trường), chúng tôi phát hiện nước có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối. Ngoài ra, chúng tôi còn phát hiện một dòng nước chảy từ bên trong nhà máy ra hồ chứa mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào. Về dòng nước này ông Hải nói: Đây chỉ là nước rửa sắn không có ảnh hưởng gì đến môi trường?!

Việc cá trên thượng nguồn sông Bưởi bỗng dưng chết trắng, nguyên nhân được nhiều người dân nhận định là do NM Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình xả thải. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng ở Thanh Hóa và Hòa Bình cần nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân cá chết, trả lại môi trường trong sạch cho sông Bưởi, tránh gây hoang mang trong nhân dân.

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm