| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với thiên tai

Thứ Bảy 10/12/2022 , 12:26 (GMT+7)

Thời gian qua, Thanh Hóa chủ động xây dựng các kịch bản, phương án phòng, chống thiên tai, kịp thời ứng phó, khắc phục và giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

Thanh Hóa là tỉnh nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất… Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, thiên tai đã gây thiệt hại cho địa phương hàng nghìn tỷ đồng.

Điển hình như, cách đây vài năm, do ảnh hưởng của bão số 3, tại các huyện Quan Sơn, Mường Lát đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng làm 16 người chết và mất tích (trong đó đáng chú ý là trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn làm 08 người chết, 02 người mất tích, 04 người bị thương, 37 nhà bị sập đổ hoàn toàn); đợt mưa lớn, từ ngày 28-31/8/2018, gây lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng nhất trong hàng chục năm qua trên địa bàn các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, làm 10 người chết, 02 người mất tích, 233 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 239 hộ có nhà phải di dời khẩn cấp...

Mới đây, tình trạng xâm thực bờ biển tại thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa diễn biến nhanh đã lấy đi hàng chục ha đất, gây thiệt hại không nhỏ cho người dân sống xung quanh khu vực này.

Hiện nay lực lượng chức năng thực hiện các phương án nhằm đảm bảo đời sống, ổn định sản xuất cho người dân.

Người dân thôn Tân Xuân (xã Hoằng Phụ) lo lắng trước cảnh biển xâm thực. Ảnh tư liệu của Quốc Toản.

Người dân thôn Tân Xuân (xã Hoằng Phụ) lo lắng trước cảnh biển xâm thực. Ảnh tư liệu của Quốc Toản.

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu...

UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng Kế hoạch đảm bảo công tác y tế ứng phó với các thảm họa; chuyển trạng thái từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần ổn định đời sống, sản xuất của Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thiên tai; phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai của Trung ương, của tỉnh và các địa phương đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Đài Thông tin Duyên hải, hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng tỉnh và các hệ thống thông tin khác của hộ gia đình, cá nhân;

Tăng cường đăng tải các thông tin, kiến thức về phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo; trang bị điện thoại vệ tinh cho lãnh đạo UBND tỉnh, UBND cấp huyện và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành ứng phó thiên tai khi không sử dụng được các hình thức thông tin liên lạc thông thường...

Tích cực đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai. Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; chú trọng rà soát, cập nhật các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai ở cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”.

Người dân tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai đã chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm; mua sắm trang thiết bị ứng phó thiên tai (áo phao, thuyền…); sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhà ở kiên cố, đảm bảo an toàn trước thiên tai.  

Các lực lượng vũ trang đã quán triệt và chấp hành nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, chủ động triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch, dự kiến phương án, đến việc chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ; đồng thời, nắm chắc tình hình, triển khai lực lượng, phương tiện, phối hợp với lực lượng của các đơn vị khác và các địa phương tổ chức cứu hộ, cứu nạn, giúp Nhân dân phòng, tránh thiên tai và tích cực tham gia khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.

Theo thống kê của Văn phòng Tỉnh ủy, từ năm 2016 đến nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã điều động 24.921 cán bộ, chiến sĩ; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã điều động 6.410 cán bộ, chiến sĩ; Công an tỉnh đã điều động trên 1.000 cán bộ, chiến sĩ; ngoài ra các đơn vị trên còn huy động 278 lượt phương tiện các loại để phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Kết quả, đã hỗ trợ cùng chính quyền địa phương di dời khẩn cấp 301 hộ dân, sơ tán 5.652 hộ dân, tham gia cứu nạn thành công 08 vụ/32 ngư dân bị nạn trên biển...

Thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua. Ảnh tư liệu của Quốc Toản.

Thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua. Ảnh tư liệu của Quốc Toản.

Đặc biệt, sau thiên tai qua đi, lãnh đạo tỉnh và các đơn vị chức năng đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại theo đúng quy định; xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực tại địa phương để khôi phục, tái thiết nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân. 

Nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch các ngành, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Theo UBND huyện Hà Trung, việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch các ngành, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện là yêu cầu cấp thiết.

Mục tiêu của việc lồng ghép này nhằm đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế xã hội phát triển bền vững, giảm các tổn thương do rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra, góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp hướng đến mục tiêu hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với sự an toàn của cộng đồng trước thiên tai.

Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025 nhằm chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Tăng cường khả năng quản lý rủi ro thiên tai, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững an ninh, quốc phòng; phấn đấu đến năm 2025 giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020. 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm