| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa sẽ xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng

Thứ Sáu 15/01/2021 , 12:44 (GMT+7)

Thăm mô hình cây ăn quả tại Thạch Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng.

Thăm mô hình cây ăn quả tại huyện Thạch Thành, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh việc xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Ảnh: Võ Dũng.

Thăm mô hình cây ăn quả tại huyện Thạch Thành, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh việc xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Ảnh: Võ Dũng.

Sáng 15/1, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đi thăm các mô hình trồng cây ăn quả tại huyện Thạch Thành.

Đây là vùng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích 3,7 nghìn ha.

Bài liên quan

Trong những năm qua, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tại huyện Thạch Thành nói riêng và một số huyện trong tỉnh nói chung đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha mỗi năm.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều vùng quy hoạch bị phá vỡ, một số diện tích cây ăn quả không đảm bảo chất lượng.

Trước tình trạng trên, xuất phát từ ý tưởng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng: "Trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã có những mô hình cho lãi ròng rất lớn nhưng vẫn còn tình trạng được mùa mất giá. Các địa phương, ngành nông nghiệp phải thực sự sát sao với người nông dân, nắm tâm tư, nguyện vọng của nhà nông để có chiến lược phát triển bền vững cho các vựa cây ăn quả của tỉnh. Việc làm trước mắt và phải làm ngay đó là xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Đây sẽ là yếu tố tiên quyết kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp".

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong năm 2021 Sở sẽ mời viện Thổ nhưỡng nông hóa vào khảo sát, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng tại 9-11 huyện miền núi, trung du, lấy huyện Thạch Thành làm trọng tâm.

Những năm tiếp theo, tùy vào nguồn ngân sách sẽ phân bổ để xây dựng bản đồ ở những huyện còn lại.

Cũng theo ông Cường, mục đích của việc xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng là xác định một cách khoa học vùng đất nào phù hợp với loại cây trồng nào để tránh phá vỡ quy hoạch và tìm ra các mặt hàng nông sản chất lượng nhất.

"Khi doanh nghiệp có ý định đầu tư vào nông nghiệp Thanh Hóa, họ chỉ cần nhìn vào bản đồ nông hóa thổ nhưỡng để xác định có đầu tư hay không chứ không phải mất thời gian khảo sát. Căn cứ vào bản đồ, công tác quy hoạch, quản lý của ngành và các cấp chính quyền cũng sẽ thuận lợi hơn.

Thanh Hóa là vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp và chúng tôi muốn xây dựng ở đây thành vùng sản xuất, chế biến nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có trái cây" - ông Cường cho hay.

  • Tags:
Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.