| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ

Thứ Tư 17/08/2016 , 08:31 (GMT+7)

Từ ngày 11-16/8, tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng mưa lớn kéo dài, kết hợp lũ quét, gây thiệt hại nặng nề.

Sạt lở nghiêm trọng

Ông Đặng Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và PCLB tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến 7h sáng ngày 16/8, mực nước thượng nguồn tại các con sông lên nhanh và duy trì ở mức cao. Tại sông Mã, mực nước đỉnh lũ tại trạm thủy văn Hồi Xuân đo được là 60,47m (18h ngày 14/8), trên báo động I là 0,59m; tại trạm thủy văn Cẩm Thủy là 18,6m, cao hơn báo động I là 1,1m…

Qua báo cáo thống kê sơ bộ của các địa phương, mưa lũ đã làm ngập lụt nhiều khu vực dân cư sinh sống ven sông Mã; gần 100 ngôi nhà bị cuốn trôi, đổ sập, hư hỏng; hàng chục điểm trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, bồi lấp. Về sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh có hàng trăm diện tích cây trồng bị ảnh hưởng, hư hỏng (111 ha lúa; 47,5 ha mía; 122,8 ha ngô…).

Trong ngày 15/8, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 3 đoàn công tác gồm Sở NN-PTNT, Sở GTVT và TNMT đi thực tế tại các huyện miền núi bị thiệt hại lớn do mưa lũ như Mường Lát, Bá Thước và Ngọc Lặc. Lãnh đạo tỉnh, các ngành và chính quyền địa phương đã đến động viên, thăm hỏi và hỗ trợ gia đình có người bị chết số tiền 8 triệu đồng; đồng thời hỗ trợ các hộ có nhà bị sập đổ, cuốn trôi với tổng kinh phí khoảng 130 triệu đồng.

13-24-48_2
Mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng tại nhiều điểm

 

Ngành GTVT và UBND các huyện cũng đang gấp rút tiến hành huy động lực lượng, phương tiện nhằm khắc phục ngay các điểm sạt lở, bồi lấp trên các tuyến đường QL (217, 16, 15, 15C, 47), tỉnh lộ (521C, 521B). Hiện vẫn còn 3 điểm trên QL 15C thuộc huyện Mường Lát chưa thể thông xe.

 

Mất trắng gần 1.000 lồng cá

Trong đợt mưa lũ vừa qua các hộ nuôi cá lồng trên khu vực sông Mã bị thiệt hại nặng nề nhất. Theo ghi nhận của PV, mưa lớn từ thượng nguồn đổ về, kéo theo bùn đất đã làm thay đổi nghiêm trọng môi trường nước, hệ quả là gần 1.000 lồng cá của bà con bị mất sạch trong nháy mắt.

Trưa 14/8, nhiều hộ dân sinh sống tại hai xã Thiết Ống và Lâm Xa (Bá Thước) phát hiện cá nuôi trong lồng có dấu hiệu lạ, nhiều con thoi thóp và chết dần. Thấy thế, các hộ nuôi hốt hoảng tìm cách xử lý bằng cách di chuyển lồng vào vùng nước an toàn, bơm thêm ô-xy cho cá thở, thế nhưng tất cả mọi phương án đều bất thành.

13-24-48_3
13-24-48_4
Bùn đất theo nước lũ tràn về có thể là nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt

 

Ngoài Thiết Ống và Lâm Xa thì 7 xã khác trên địa bàn là Ái Thượng, Hạ Trung, Tân Lập, Lương Ngoại, Lương Trung, Ban Công và Điền Lư cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Báo cáo của UBND huyện Bá Thước cho biết, có 646 lồng cá với tổng trọng lượng khoảng 6 tấn rưỡi bị mất trắng hoàn toàn, ngoài ra còn có 2,111 ha ao cá nuôi khác cũng bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại nuôi trồng thủy hải sản trên 7,2 tỷ đồng.

Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 1.000 lồng cá của các hộ dân thuộc các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước, Vĩnh Lộc và Quan Hóa bị thiệt hại với số lượng hơn 60 tấn. Bước đầu, chính quyền địa phương nhận định, nguyên nhân dẫn đến việc cá chết là ngạt ô xy do môi trường nước bị thay đổi đột ngột.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm