| Hotline: 0983.970.780

Thanh niên nông thôn khởi nghiệp:(Bài 4) Cất bằng kỹ sư để nuôi lợn, chăn bò

Thứ Ba 29/09/2020 , 07:30 (GMT+7)

Mong ước trở thành kỹ sư khai thác mỏ, nhưng sau khi tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất, anh lại thành công trong việc nuôi lợn và nuôi bò BBB thương phẩm.

Học một đằng, làm một nẻo

Với thu nhập gần 3 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động, anh Tới đã được tôn vinh danh hiệu "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi huyện Đồng Hỷ năm 2019".

Nhận tấm bằng đại học, Nguyễn Lâm Tới (sinh năm 1983, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) chắc mẩm sẽ trở thành một kỹ sư khai thác mở theo đúng ước nguyện của mẹ và mơ ước của bản thân suốt tuổi học trò. Tuy nhiên, sau khi trở về gia đình, anh nhận thấy có thể phát huy thế mạnh của địa phương để mở trang trại chăn nuôi. Bắt đầu từ mô hình nhỏ với vài chục đầu lợn, vài nghìn con gà, vịt. Hiện nay, anh có 2 trang trại, trại lợn gồm 100 nái và 400 lợn thịt, trại bò 60 con giống bò BBB siêu to khổng lồ.

Anh Tới chia sẻ: "Bố mẹ tôi đều là những người chăn nuôi giỏi có tiếng của cả vùng, chỉ mong con cái học hành đỗ đạt, thoát cảnh cám bã phân gio. Nhưng khi tôi quyết định tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi, bố mẹ vẫn hết sức ủng hộ. Đặc biệt là bố tôi, ông luôn theo sát để chỉ bảo từng bước. Nhờ thế, tôi dần vững vàng trong nghề, mở rộng quy mô đàn và đầu tư mua thêm đất đai".

Về chăn nuôi lợn, hiện anh Tới duy trì trại nái 100 con, mỗi năm sinh sản trên 2.200 con lợn giống. Trong đó, để nuôi 600 lợn thịt, số còn lại xuất bán con giống. Với giá lợn duy trì ổn định như những tháng qua, trại lợn cho lãi hơn 2 tỷ đồng. Với tư cách người chăn nuôi, anh mong muốn giá lợn xuống ổn định ở mức 50 nghìn đồng/kg nhưng phải áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để đảm bảo không thiệt hại bởi dịch bệnh.

Còn về trại bò, đến năm 2019, khi vốn liếng đã kha khá cả về kinh nghiệm, kiến thức và tiền bạc, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao nên anh đã quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ voi nuôi bò BBB.

Chuồng trại nuôi bò được Nguyễn Lâm Tới quy hoạch bài bản, khoa học. Ảnh : Đồng Văn Thưởng.

Chuồng trại nuôi bò được Nguyễn Lâm Tới quy hoạch bài bản, khoa học. Ảnh : Đồng Văn Thưởng.

Sẽ mở rộng quy mô

Vốn bài bản, căn cơ trong làm ăn, anh Tới đã đi tham quan mô hình và học hỏi các trại trong và ngoài huyện, mỗi nơi một chút, sau đó đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống chuồng trại gồm 3.000 m2, kho chứa rơm khô, hầm biogas, trồng cây ăn quả, trồng cỏ, lắp đặt hệ thống tưới tự động… theo mô hình chăn nuôi khép kín. Trên diện tích đất hơn 1,2 ha trồng keo trước đây, anh chuyển đổi trồng các loại mít, bưởi chất lượng cao và xây dựng chuồng bò theo mô hình VietGAP.

Anh Tới bắt đầu nuôi thử nghiệm 10 con bò giống BBB vào tháng 8/2019, sau 4 tháng được xuất bán, trừ tất cả chi phí còn lãi 80 triệu đồng. Hiện, đàn bò của anh có 60 con thuộc 3 lứa tuổi để gối đàn, những con to nhất đã hơn 500 kg, 2 tháng nữa sẽ đạt trọng lượng 700 kg để được xuất bán. 

Theo anh Tới, so với chăn nuôi lợn, nuôi bò BBB dễ hơn và ít rủi ro hơn bởi chúng có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, bò tăng trưởng nhanh. Gia đình anh đã tận dụng nguồn thức ăn thừa của Công ty SAMSUNG để chăn nuôi, kết hợp với nhiều nguồn thức ăn có sẵn như cỏ voi, rơm, cây ngô, bã bia... Chuồng nuôi không cần cầu kỳ, chỉ cần che bạt vào mùa lạnh, có quạt thông gió vào mùa hè. Anh cũng sử dụng nước giếng khoan để cho bò uống, đồng thời tắm cho bò, rửa chuồng trại. Những ngày nắng nóng, anh dùng hệ thống tưới nước trên mái để làm mát chuồng trại. Bò BBB 18 tháng tuổi đạt tới 700 kg, giá bán trên 90 nghìn đồng/kg, được các thương lái ưa chuộng vì có chất lượng thịt cao.

Tận dụng nguồn phân bò dồi dào làm hệ thống dẫn, xây hầm biogas để xử lý chất thải, giải quyết bài toán môi trường, tạo nguồn khí gas sử dụng trong gia đình, thu gom phân, nước phân để bón cho vườn cây ăn quả. Đối với lượng phân dôi dư, anh cũng tự mua các chế phẩm sinh học về để ủ, sau đó bán lại cho người dân trong vùng để trồng chè, trồng cây ăn quả.

Chăn nuôi bò còn dư địa lớn, anh Tới tiếp tục định hướng mở rộng quy mô. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Chăn nuôi bò còn dư địa lớn, anh Tới tiếp tục định hướng mở rộng quy mô. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Hiện, ngoài hai vợ chồng trực tiếp tham gia quản lý, chăm sóc chuồng trại, mô hình của anh đang tạo việc làm 10 người dân địa phương, với mức thu nhập từ 6 - 10  triệu đồng/người/tháng.

Thành công từ mô hình chăn nuôi bò BBB của gia đình anh Tới đã khiến hơn 10 hộ dân trong xã Minh Lập mạnh dạn đầu tư nuôi bò, nhà ít thì 4 - 5 con, nhà nhiều 10 - 15 con. Các hộ đều tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, chi phí bỏ ra ít mà bò vẫn béo khỏe lớn nhanh, hiệu quả kinh tế cao.

Anh Tới dự định trong vài năm tới sẽ tìm thuê khoảng 10ha đất để nuôi bò sinh sản, mục đích chủ động nguồn giống chất lượng để tiếp tục phát triển mở rộng quy mô đàn bò thịt và cung cấp con giống tốt cho bà con trong vùng.

Theo gương anh Tới, cả ba người em trai của anh cũng xếp bằng cử nhân để làm trang trại chăn nuôi lợn, gà. Hiện, họ đều thành công và trở thành những tỷ phú trẻ của vùng quê.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm