| Hotline: 0983.970.780

Thay máy thủy mới cho tàu 67 Bình Định bị hư hỏng, cam kết dễ bị thay đổi!?

Thứ Sáu 16/06/2017 , 14:45 (GMT+7)

Ngày 16/6, ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho PV NNVN biết: “Vào sáng 15/6, bà Nguyễn Thị Sinh, xưng là vợ ông Lê Hoàng Phong, Giám đốc Cty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát...

Mới đây, vào ngày 9/6, Cty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát (TP HCM) có công văn gửi UBND tỉnh Bình Định và các ngành liên quan, cam kết sẽ thay mới toàn bộ máy do công ty này cung cấp để Cty TNHH MTV Nam Triệu đóng tàu cá vỏ thép theo NĐ 67 cho ngư dân Bình Định đang bị hư hỏng, thời gian thực hiện từ 1 đến 3 tháng.

Chuyên gia hãng máy Doosan kiểm tra máy tàu của ngư dân Trần Đình Sơn.

Tuy nhiên, ngày 16/6, ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho PV NNVN biết: “Vào sáng 15/6, bà Nguyễn Thị Sinh, xưng là vợ ông Lê Hoàng Phong, Giám đốc Cty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát, đơn vị cung cấp máy thủy cho Cty TNHH MTV Nam Triệu lắp vào những tàu do đơn vị này đóng, đã về Hoài Nhơn gặp gỡ những ngư dân là chủ những tàu vỏ thép 67 đang hư hỏng để thương lượng. Bà Sinh năn nỉ ngư dân để cho Cty Hoàng Gia Phát sửa chữa, khắc phục sự cố máy hư hỏng, chứ không thay máy mới như cam kết với lý do công ty không đủ năng lực tài chính. Cả chính quyền huyện Hoài Nhơn và ngư dân đều không chịu phương án sửa chữa máy, mà đòi phải thay máy mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngư dân”.

Theo quan điểm của ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, việc Cty Hoàng Gia Phát gửi văn bản cho UBND tỉnh Bình Định cam kết thay máy mới cho toàn bộ những tàu vỏ thép 67 của ngư dân đang hỏng máy ngành chức năng ghi nhận, nhưng thật ra muốn thay máy mới, Cty Hoàng Gia Phát phải thông qua đơn vị ký hợp đồng đóng tàu cho ngư dân là Cty Nam Triệu, bởi ngư dân chỉ ký hợp đồng kinh tế với Cty Nam Triệu về việc đóng tàu chứ không biết Cty Hoàng Gia Phát là ai!

Tương tự trường hợp trên, cũng vào sáng 16/6, ông Bùi Thanh Hải, Giám đốc Cty TNHH ô tô Đông Hải (Hà Nội), đại diện ủy quyền phân phối động cơ thủy Doosan (Hàn Quốc) tại Việt Nam, đã gọi điện cho Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định Phan Trọng Hổ, cho biết đã nhập gần cả 1 tấn thiết bị từ hãng Doosan về tại Bình Định để sửa máy cho tàu BĐ 99245–TS của ngư dân Trần Đình Sơn (xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ). Qua cuộc đàm thoại, ông Hải than thở với ông Hổ là ngư dân Trần Đình Sơn không đồng ý thay thế phụ tùng mà phải thay máy mới, vấn đề này là trái với hợp đồng và trái với thông lệ Quốc tế, Cty Đông Hải không thể thực hiện.

Ngư dân Trần Định Sơn (áo xanh) và chuyên gia máy Doosan Hàn Quốc.

Chiều 15/6, ngư dân Trần Đình Sơn thông tin với NNVN, Sở NN-PTNT Bình Định đã mời ông lên để tham dự cuộc họp với đại diện hãng Doosan cùng tổ thẩm định. Theo đó, đại diện hãng Doosan lại tiếp tục chất vấn và đổ lỗi tàu hư hỏng là do ngư dân. “Họ bảo tui đừng thông tin cho báo chí nói lên nói xuống nữa. Nhưng quan điểm của tui trước sau như một, báo chí đứng về quyền lợi của ngư dân sao tui lại không thông tin, ông sai ông chịu tui sai tui chịu, ai sai thì chịu trách nhiệm trước pháp luật, mắc mớ gì ngăn tui nói…”, ông Sơn cho hay.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm