| Hotline: 0983.970.780

Thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân gắn chíp sẽ giảm 50% lệ phí

Thứ Ba 05/01/2021 , 15:54 (GMT+7)

Theo Thông tư số 112/2020 của Bộ Tài chính, lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chíp sẽ giảm 50% từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021.

Thẻ căn cước công dân gắn chíp sẽ giảm 50% lệ phí từ ngày 1/1/2021

Thẻ căn cước công dân gắn chíp sẽ giảm 50% lệ phí từ ngày 1/1/2021

Lệ phí làm thẻ căn cước công dân gắn chíp sau khi áp dụng sẽ là bao nhiêu?

Theo Điều 1 Thông tư Thông tư số 112/2020/TT-BTC quy định, từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021, Bộ Tài chính giảm lệ phí cấp căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí nêu tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC (Thông tư 59).

Cụ thể, theo Thông tư 59 quy định về mức lệ phí cấp căn cước công dân: Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ căn cước công dân;

Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ căn cước công dân;

Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ căn cước công dân.

Theo kế hoạch, từ ngày 1/1/2021, Bộ Công an bắt đầu thực hiện cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân. Ngoài TP Hà Nội đang thực hiện, một số địa phương sẽ tiếp tục triển khai cấp thẻ căn cước công dân trong thời gian tới là TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Dương…

Như vậy, lệ phí cấp căn cước công dân sẽ giảm 50% áp dụng từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021.

Sau đó, từ ngày 1/7/2021 trở đi, nếu công dân cấp căn cước công dân gắn chip thì áp dụng theo mức thu lệ phí thông thường nêu tại Điều 4 Thông tư 59/2019.

Những ai phải làm thẻ căn cước công dân gắn chíp?

Theo quy định thì chỉ có những người có CMND hoặc căn cước công dân bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại căn cước công dân gắn chip.

Và khi căn cước công dân gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân gồm: CMND 9 số, CMND 12 số, căn cước công dân mã vạch và căn cước công dân gắn chip.

Bộ Công an cũng khẳng định, việc đổi sang căn cước công dân gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số căn cước công dân mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên căn cước công dân gắn chip với số trên căn cước công dân mã vạch là giống nhau, do đó, người dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.

Như vậy, sau khi được cấp căn cước công dân gắn chip, người dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số căn cước công dân trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.

t/h

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.