| Hotline: 0983.970.780

Thị trường lao động còn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực

Thứ Sáu 01/10/2021 , 10:07 (GMT+7)

Thị trường lao động từ nay đến cuối năm 2021 được dự báo sẽ có trên 40 triệu lao động tại tất cả các ngành, nghề bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19.

Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực lên 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên trong quý II/2021. Ảnh: Trần Trung.

Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực lên 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên trong quý II/2021. Ảnh: Trần Trung.

Gần 13 triệu lao động bị tác động tiêu cực

Theo đánh giá của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 8 tháng năm 2021 có 85,5 nghìn doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, TP Hồ Chí Minh có 24 ngàn doanh nghiệp, chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, 43,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, chiếm 50,5% số doanh rút lui khỏi thị trường. Trong khi đó chỉ có 81,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập với quy mô lao động giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường lao động diễn ra ở tất cả các ngành, tuy nhiên tập trung nhiều vào ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống; kinh doanh bất động sản; giáo dục, đào tạo...

Cùng với đó, số lao động thất nghiệp gia tăng do nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ với dịch bệnh nên buộc phải cắt giảm lao động.

Cũng theo Cục Việc làm, từ cuối tháng 6/2021, với sự bùng phát mạnh của dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam, khiến cho 21 tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đặc biệt trong đó có các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, là động lực phát triển kinh tế chính của đất nước.

Theo kết quả khảo sát nhanh 500 doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong tháng 7/2021 cho thấy có gần 56% số doanh nghiệp phải thực hiện giảm lao động, trong đó hơn 1/5 số doanh nghiệp giảm lao động từ 10-20%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực lên 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên trong quý II/2021 (557 nghìn người bị mất việc làm, 4,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, 4,3 triệu ngời bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghĩ giãn việc, nghỉ luân phiên và 8,5 triệu người bị giảm thu nhập). Lao động khu vực thành thị chịu thiệt hại nhiều so với khu vực nông thôn, 75% lao động ở độ tuổi từ 25-55 tuổi bị tác động.

Dự báo thị trường lao động, việc làm

Trong 6 tháng đầu năm, GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức 5,64%, so với mức 1,82% của cùng giai đoạn trong năm 2020. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng giãn cách xã hội kéo dài ở một số địa phương tập trung lao động lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…, khả năng phục hồi của thị trường lao động và việc làm, thu nhập người lao động không được như kỳ vọng.

Tiến sĩ Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tiến sĩ Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Giai đoạn tiếp theo, khả năng phục hồi và phát triển phụ thuộc vào diễn biến dịch trên thế giới; khả năng có vắc xin Covid -19; khả năng phục hồi kinh tế các quốc gia nhập khẩu hàng từ Việt Nam; khả năng thích ứng, khống chế dịch và phục hồi sản xuất cho thị trường nội địa; các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động để phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường lao động và tạo việc làm mới.

Từ các khả năng trên, Cục Việc làm đưa ra các dự báo có thể sảy ra với trường lao động và việc làm của Việt Nam trong thời gian tới:

Với trường hợp Việt Nam thành công trong chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trên toàn quốc, khoanh vùng được các ca nhiễm mới trong cộng đồng, kiểm soát được dịch và cho phép người đã tiêm đủ hai mũi làm việc, sinh hoạt trong điều kiện bình thường mới; các thị trường đối tác chính của Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại. Khi đó, các doanh nghiệp phục vụ thị trường nội địa sẽ có cơ hội để phục hồi, nhu cầu sự dụng lao động sẽ tăng lên so với giai đoạn trước.

Tuy nhiên, nguy cơ thiếu hụt lao động trong giai đoạn trước mắt vẫn còn hiện diện khi nhiều lao động đã di chuyển khỏi nơi làm việc và dè dặt trong việc quay lại.

Các hoạt động kinh tế, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ ăn uống lưu trú, vận tải, logistics vẫn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tình hình lao động, việc làm riêng trong các lĩnh vực này, vì vậy sẽ khó phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra, lao động – việc làm trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo phục vụ thị trường quốc tế cũng vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng.

Dự báo trong trường hợp này số lao động bị tác động tiêu cực khoảng 30 triệu người, tập trung vào các ngành chế biến chế tạo, vận tải, du lịch, lưu trú, bán buôn, bán lẻ…, số lao động mất việc ước tính 800 ngàn đến 1 triệu người, số lao động ngừng việc, giảm giờ làm trên 10 triệu người.

Trường hợp khi độ phủ tiêm vacxin đạt miễn dịch cộng đồng nhưng dịch Covid-19 tiếp tục có những biến thể mới, lạ, với độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn thì nền kinh tế nói chung và thị trường lao động, việc làm nói riêng sẽ tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại để có thể vận hành trở lại.

Trong khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn ra phức tạp trên thế giới, tình trạng thiếu đơn hàng, thiếu nguyên liệu ở các đơn vị sản xuất, chế biến sẽ ngày càng trầm trọng, trong khi các hoạt động du lịch, ăn uống lưu trú, nghỉ dưỡng sẽ gần như đóng băng.

Các hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất công nghiệp cũng khó có khả năng hồi phục mạnh mẽ. Dự báo thị trường lao động sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, sẽ hơn 40 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, lao động trong các ngành, nghề đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Thành lập thị xã Mộc Châu trực thuộc tỉnh Sơn La

Sơn La thành lập thị xã Mộc Châu từ toàn bộ 1.072,09 km² diện tích và 148.259 dân của huyện Mộc Châu.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.