| Hotline: 0983.970.780

Thiên thời, địa lợi...

Thứ Tư 31/07/2013 , 14:08 (GMT+7)

Cty CP Phân bón Bình Điền vừa khởi công xây dựng nhà máy SX phân bón NPK tại KCN Khánh Phú (huyện Yên Khánh, Ninh Bình).

Cty CP Phân bón Bình Điền vừa khởi công xây dựng nhà máy SX phân bón NPK tại KCN Khánh Phú (huyện Yên Khánh, Ninh Bình).

Các ông Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình; Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp VN, đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT); Hội Nông dân VN, Chủ tịch Hội đồng thành viên, TGĐ Tập đoàn Công nghiệp hóa chất VN; các nhà khoa học trong Hội đồng cố vấn khoa học Cty Bình Điền cùng 130 đại lý, bạn hàng tại các tỉnh thành phía Bắc, đã đến dự, chung vui với Bình Điền.

Thiên thời, địa lợi…

Cả ông Đinh Văn Điến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình và ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đều khẳng định Bình Điền có duyên cơ với tỉnh nhà. Khi uy tín của phân bón Đầu Trâu ngày càng được củng cố và phát triển tại miền Bắc thì lãnh đạo tỉnh và Bình Điền xác định và xúc tiến khẩn trương công tác chuẩn bị xây dựng NM SX phân bón hỗn hợp NPK tại đây.

NM sẽ góp phần làm tăng nhanh năng lực SX công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm ổn định cho 300 lao động địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho… và quan trọng nhất là giúp nông dân (không chỉ của tỉnh, mà cả miền Bắc) được hưởng lợi khi sử dụng phân bón Đầu Trâu bởi giá cả hợp lý.

Ông Nguyễn Đình Khang, TGĐ Tập đoàn Công nghiệp hóa chất VN, cho biết đến năm 2015, cả nước sẽ SX được 3 triệu tấn phân bón hỗn hợp NPK, trong đó riêng Bình Điền đạt 1,5 triệu tấn; nâng tổng số phân bón SX trong nước lên 8 triệu tấn; đủ bảo đảm an ninh phân bón cho SXNN trong mọi tình huống.

Hơn thế nữa việc đặt NM SX tại Ninh Bình, Bình Điền sử dụng ngay nguồn đạm từ NM đạm Ninh Bình, nhất là đang ở dạng lỏng; sử dụng được nguồn điện từ nhà máy đạm Ninh Bình, nguồn nước sạch, nguồn hơi do quá trình SX đạm tạo ra; NM nằm cặp cảng sông Đáy, tàu bè trọng tải 200 tấn ra vào dễ dàng, rất tiện cho nguồn nguyên liệu từ cảng Hải Phòng về theo đường thủy… Tất cả sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm.

Sự chín muồi sau 10 năm “Bắc tiến”

Ông Lê Xuân Phương, GĐ Cty Thái Sơn, nhà phân phối độc quyền phân bón Đầu trâu tại các tỉnh miền Bắc, nhớ lại những ngày cách nay 10 năm, ông cùng cán bộ của Bình Điền phải lặn lội xuôi tàu Bắc Nam, mang đến nông dân từng bao phân bón NPK trong cái giá lạnh cắt da của mùa đông.

Xuống Thái Bình, nông dân không mua bởi họ không quen dùng phân hỗn hợp. Thế là phải tổ chức các điểm SX trình diễn. Phải cam kết với nông dân sẽ không lấy tiền nếu khi thu hoạch mà năng suất lúa không cao hơn cách bón phân theo thói quen truyền thống của nông dân… Với biết bao gian nan, vất vả, Bình Điền đã lấy được niềm tin của nông dân vào phân bón Đầu Trâu.

Có đại lý vì thương, vì quý ông Phong "Đầu trâu" (TGĐ Bình Điền, Lê Quốc Phong- PV) mà chịu lỗ, chịu ế những năm đầu, dần dần rồi mới bán được hàng, mở rộng kinh doanh.

Cho đến những năm gần đây, khi đã được nông dân ở hầu khắp các tỉnh thành phía Bắc tín nhiệm, sản lượng cung ứng lên đến trên 100.000 tấn/năm thì nhu cầu đòi hỏi có một NM SX ngay tại đồng bằng Bắc bộ ngày càng mãnh liệt. Niềm mong, nỗi chờ đang sắp thành sự thật khi những nhát cuốc của các nhà lãnh đạo bổ xuống khu đất rộng hơn 6 ha trong KCN Khánh Phú.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, GĐ Viện Khoa học nông nghiệp VN cho biết: “Nông dân miền Bắc trước đây chủ yếu SX nhỏ, sử dụng phân đơn và phân NPK hàm lượng thấp (mà họ quen gọi là phân cứt chuột).

Việc Bình Điền đầu tư một NM SX phân bón Đầu Trâu tại đây chứng tỏ nông dân phía Bắc đã có sự thay đổi tư duy SX, tức họ đã sử dụng phân bón NPK hàm lượng cao thay cho phân bón NPK hàm lượng thấp và tập quán sử dụng phân đơn. Bình Điền có công làm ra sự thay đổi này”.

Nông dân được hưởng lợi

Ông Lê Quốc Phong, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền vui mừng cho biết: “10 năm lăn lộn với nông dân miền Bắc, lúc nào trong tôi cũng đau đáu quyết tâm phải có một NM SX, đặt tại trung tâm đồng bằng Bắc bộ, để đưa đến bà con nông dân những sản phẩm phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ, từng loại và từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, nhưng phải với giá cả hợp lý nhất, giúp bà con thu được lợi nhuận cao nhất từ SX.

NM Bình Điền - Ninh Bình khi hoàn thành sẽ có công suất 400.000 tấn/năm, sản phẩm phân bón NPK 1 hạt trên dây chuyền ure hóa lỏng, là công nghệ SX phân bón NPK hiện đại bậc nhất, không chỉ ở VN, mà trên cả thế giới hiện nay, với giá thành giảm từ 600.000 - 700.000 đ/tấn so với việc phải vận chuyển từ trong Nam ra. Cái này nhất định bà con nông dân sẽ được hưởng”.

Ông Trần Văn Hân, chủ một đại lý phân bón Đầu Trâu tại huyện Hải Hậu, đồng thời là hội trưởng Hội Phân bón Bình Điền tỉnh Nam Định không giấu được sự phấn khởi. Ông nói: “NM Bình Điền - Ninh Bình đi vào SX sẽ giúp chúng tôi luôn chủ động được nguồn hàng, nhất là trong những lúc thời vụ bức bách”.

Khi mà đầu tư cho phân bón luôn chiếm tỷ lệ cao (từ 30 - 40% tổng chi phí SXNN) thì nông dân miền Bắc là những người đang chờ đợi nhiều nhất vào kết quả của sự kiện quan trọng này.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm