| Hotline: 0983.970.780

Thiết bị giám sát trên tàu cá mất kết nối phần lớn do lỗi kỹ thuật

Thứ Năm 09/06/2022 , 14:15 (GMT+7)

Cà Mau cho rằng, thiết bị giám sát hành trình (VMS) mất kết nối khi hoạt động khai thác phần lớn là do lỗi kỹ thuật của thiết bị hoặc do chậm đóng cước.

Tỉnh Cà Mau đã thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt 80%. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau đã thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt 80%. Ảnh: Trọng Linh.

Sau khi Bộ NN-PTNT có công văn yêu cầu tỉnh Cà Mau cần tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác IUU. Trong đó, Bộ NN-PTNT cho rằng, dù tỉnh Cà Mau đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý.

Cụ thể, việc thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản tỉnh Cà Mau mới đạt khoảng 66%, việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase chưa kịp thời. Về nội dung này, tỉnh Cà Mau cho biết, tính đến thời điểm báo cáo, địa phương đã thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt 80%.

Đối với việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase chưa kịp thời, tỉnh Cà Mau cho biết, đầu tháng 5/2022, đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau đã tiến hành xóa đăng ký 1.022 tàu cá thuộc diện mất tích nên chưa cập nhật kịp thời trên VNFishbase dẫn đến số liệu giữa địa phương và Trung ương chưa được thống nhất. Hiện, Sở NN-PTNT Cà Mau đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản tỉnh cập nhật số liệu thống nhất giữa VNFishbase và Chương trình quản lý tàu cá của tỉnh.

Đa phần ngư dân Cà Mau chấp hành tốt các quy định chống khai thác IUU. Ảnh: Trọng Linh.

Đa phần ngư dân Cà Mau chấp hành tốt các quy định chống khai thác IUU. Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài ra, trên Hệ  thống giám sát tàu cá và báo cáo của tỉnh Cà Mau chưa rõ ràng (số liệu báo cáo là 1.529 tàu, số liệu trên hệ  thống là 1.558 tàu).

Như vậy, số lượng tàu cá lắp thiết bị VMS tỉnh báo cáo thấp hơn so với Hệ thống giám sát là 29 tàu cá. Trong đó, có 20 tàu cá bị xóa vào đầu tháng 5/2022 do thuộc danh sách 1.022 xóa đăng ký như nêu ở trên, 3 tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15m do chủ tàu tự nguyện lắp đặt thiết bị VMS.  Có 6 tàu cá còn lại chưa có trong dữ liệu quốc gia do đang thực hiện thủ tục đăng ký lần đầu.

Hiện Cà Mau cũng đã tiếp cục rà soát và báo cáo Trung tâm Thông tin thủy sản về danh sách tàu cá lắp đặt thiết bị VMS, đề xuất hướng xử lý đối với những tàu cá chênh lệch trên hệ thống. Trong thực tế, việc tàu cá mua từ tỉnh khác về, cải hoán, đóng mới xảy ra thường xuyên và tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15m lắp thiết bị VMS là tín hiệu đáng mừng nên số lượng tàu cá thể hiện trên Hệ thống giám sát cao hơn số lượng tàu cá thực tế của tỉnh là vấn đề có thể lý giải được.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có không ít tàu cá không tuân thủ theo quy định chống khai thác IUU, như làm mất kết nối, không ghi nhật ký khai thác đúng quy định. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có không ít tàu cá không tuân thủ theo quy định chống khai thác IUU, như làm mất kết nối, không ghi nhật ký khai thác đúng quy định. Ảnh: Trọng Linh.

Đồng thời, tỉnh Cà Mau cũng đang thực hiện chính sách hỗ trợ cước vệ tinh thông qua kiểm tra hành trình tàu cá. Do đó, việc xóa dữ liệu tàu cá trên Hệ thống giám sát cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ tàu và đảm bảo cho công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách của tỉnh.

Hiện nay, Văn phòng IUU tại 2 Cảng cá được chỉ định và các Trạm Kiểm soát Biên phòng đã kiểm soát chặt chẽ các tàu cá ra vào cửa biển, đảm bảo tàu cá trước khi xuất bến phải đủ thủ tục theo quy định như: thiết bị VMS có tín hiệu trên Hệ thống giám sát, niêm phong, kẹp chì,…

Tuy nhiên, tình trạng tàu cá lắp đặt thiết bị VMS mất kết nối khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra với phần lớn là do lỗi kỹ thuật của thiết bị hoặc không đóng cước vệ tinh. Bên cạnh đó, còn có một số khó khăn trong việc quản lý tàu cá như có hiện tượng gỡ, tháo thiết bị VMS trên tàu này lắp sang tàu khác để tránh sự theo dõi, giám sát của lực lượng chức năng, có động cơ thực hiện hành vi khai thác IUU. 

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.