| Hotline: 0983.970.780

Thiết lập khẩn cấp 3 Trung tâm hồi sức 2.000 giường cho bệnh nhân Covid-19 nặng

Thứ Năm 29/07/2021 , 15:26 (GMT+7)

TP.HCM Thành ủy, UBND TP.HCM và Bộ Y tế thống nhất thành lập 3 Trung tâm hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân Covid-19 nặng và rất nặng, quy mô 2.000 giường.

Tại điểm cầu UBND TP.HCM. Ảnh: BYT.

Tại điểm cầu UBND TP.HCM. Ảnh: BYT.

Sáng 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc trực tuyến với Thành ủy, UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, TP.HCM đang nỗ lực hết sức cho cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19.

"Cả đất nước đều quan tâm đến TP.HCM. Đây là trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong tiền lệ. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND và UBND TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhất, nâng dần cấp độ để kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch. Theo đánh giá của chúng tôi TP.HCM đang đi đúng hướng trong cuộc chiến phòng chống dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Theo Bộ trưởng Long, vấn đề cần quan tâm nhất trong phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM tại thời điểm này là làm thế nào để cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tại điểm cầu Bộ Y tế. Ảnh: BYT.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tại điểm cầu Bộ Y tế. Ảnh: BYT.

“Để tiếp tục cùng TP.HCM phòng chống dịch Covid-19, ngoài những lực lượng tinh nhuệ đã huy động trước đó, Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả các đồng chí lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị… của Bộ Y tế vào TP.HCM để cùng chung sức thiết lập nên hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19”.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM, lãnh đạo Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện trung ương đã thảo luận và thống nhất, Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến trung ương sẽ thành lập 3 Trung tâm hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân Covid-19 nặng và rất nặng, với quy mô 2.000 giường. Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức Covid-19 này. 

Theo đó, ngoài Bệnh viện hồi sức Covid TP.HCM quy mô 1.000 giường do Bệnh viện Chợ Rẫy chịu trách nhiệm (đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 - TP Thủ Đức), Bộ Y tế sẽ cùng với TP.HCM thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng. Nâng tổng số giường điều trị lên 3.000 giường.

Bộ Y tế giao Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức Trần Bình Giang kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện hồi sức Covid-19 của Bộ Y tế trên địa bàn TP Thủ Đức với quy mô 500 giường. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ Bệnh viện Việt - Đức về điều trị hồi sức bệnh nhân Covid-19 nặng. 

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 của TP.HCM với quy mô 500 giường.

Bệnh viện Trung ương Huế được giao nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường trên cơ sở Bệnh viện dã chiến số 13 của TP.HCM.

Ngoài ra, Giám đốc các Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện E và Bệnh viện K được giao nhiệm vụ sẵn sàng chung sức thiết lập thêm một Trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.

Bệnh viện dã chiến số 16 vừa được thiết lập tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Ảnh: BYT.

Bệnh viện dã chiến số 16 vừa được thiết lập tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Ảnh: BYT.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM cho rằng, để các Trung tâm hồi sức tích cực của các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn TP.HCM hoạt động hiệu quả, TP.HCM cần thiêt lập một trung tâm điều phối, hỗ trợ các Trung tâm hồi sức tích cực để mọi hoạt động được nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó TP.HCM cần đảm bảo các công tác hậu cần để các Trung tâm hồi sức tích cực hoạt động hiệu quả.

Bí thư Thành ủy TP.HCM và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đều nhất trí với phương án của Bộ Y tế và chỉ đạo các Sở, ngành liên quan nhanh chóng phối hợp cùng các đơn vị của Bộ Y tế triển khai thiết lập các Trung tâm hồi sức tích cực này vận hành hiệu quả, với tinh thần “nhanh nhất vì sức khỏe người dân”.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 và đồng ý để TP.HCM áp dụng thí điểm mô hình tiêm phù hợp với điều kiện và tình hình phòng chống dịch của TP.HCM. Phấn đấu đến cuối tháng 8/2021, có khoảng 70% dân số TP.HCM (trên 18 tuổi) được tiếp cận vacxin mũi 1.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.