| Hotline: 0983.970.780

Thời tiết bất thuận, giống lúa TBR97 vẫn đạt năng suất cao

Chủ Nhật 27/09/2020 , 12:20 (GMT+7)

Dù sản xuất trong điều kiện thời tiết bất thuận, nhất là thời vụ muộn hơn cả tháng so với mọi năm nhưng giống lúa TBR97 vẫn cho năng suất cao.

Mọi năm, vụ lúa hè thu của người dân xã Vạn Phú (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) kết thúc từ cuối tháng 8 để “né” mưa lũ. Tuy nhiên, năm nay do đầu vụ thiếu nước sản xuất, phải lùi thời vụ cả tháng nên những cánh đồng lúa hè thu tại đây bây giờ mới đang thu hoạch.

Giống lúa mới TBR97 có năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Ảnh: L.K.

Giống lúa mới TBR97 có năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Ảnh: L.K.

Ông Phạm Hoàng Danh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vạn Phú 1 cho biết, tôi là một trong những hộ trực tiếp tham gia sản xuất thử giống lúa mới TBR97 trong vụ hè thu năm nay. Dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, đặc biệt là cơ cấu mùa vụ muộn nhưng đến thời điểm này lúa đã thu hoạch xong, năng suất đạt khoảng 67 tạ/ha, cao hơn các giống lúa đại trà từ 5-7 tạ/ha.

Theo ông Danh, vụ hè thu năm nay thời tiết quá khắc nghiệt, tình trạng thiếu nước sản xuất trên địa bàn xảy ra gay gắt. Tưởng chừng hàng trăm ha đất lúa của địa phương phải bỏ không, nhưng rất may cuối tháng 6 xuất hiện một số trận mưa nên mới tiến hành sản xuất được.

Giống khẳng định thích nghi trên đồng đất Vạn Ninh. Ảnh: L.K.

Giống khẳng định thích nghi trên đồng đất Vạn Ninh. Ảnh: L.K.

“Trong quá trình gieo sạ, chăm sóc, tôi thấy giống lúa TBR97 phát triển mạnh, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, chống chịu được đổ ngã. Thời gian sinh trưởng của giống cũng rất ngắn (90 – 92 ngày), rất thích hợp cho vụ hè thu. Từ khi xuống giống đến thu hoạch, lúa rất ít sâu bệnh gây hại”, ông Danh chia sẻ.

Ông Châu Tấn Sinh (xã Vạn Phú) cho biết, trong khi những giống lúa khác mà bà con canh tác xung quanh bị lép hạt rất nhiều thì TBR97 lại trổ bông rất đều, hạt chắc mẩy. Với điều kiện thời tiết, khí hậu như năm nay mà giống lúa đạt được như vậy là quá thành công.

Giống rất ít nhiễm sâu bệnh. Ảnh: L.K.

Giống rất ít nhiễm sâu bệnh. Ảnh: L.K.

“Các giống lúa của ThaiBinh Seed đối với nông dân chúng tôi không còn xa lạ gì, những năm qua các giống lúa như TBR225, TBR1… đã được bà con sử dụng khá nhiều. Có thể nói, bộ giống lúa này rất đảm bảo chất lượng, cho năng suất cao. Khi HTX Nông nghiệp Vạn Phú 1 sản xuất thử giống lúa mới TBR97, dù mới được một vụ nhưng chúng tôi hoàn toàn yên tâm, tin tưởng và có thể mở rộng diện tích trong những vụ tới”, ông Sinh nói.

Theo Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, xã Vạn Phú có diện tích sản xuất lúa nước khá lớn, với 700ha/vụ. Các giống lúa sản xuất ở đây chủ yếu là các giống cũ được bà con gieo sạ liên tục trong nhiều năm gần đây. Những giống này khá phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nên năng suất ổn định. Tuy nhiên, việc gieo trồng liên tục trong nhiều năm đã dẫn đến sự suy giảm về năng suất và nhiễm sâu bệnh hại rất nhiều.

Nông dân Vạn Phú rất quan tâm giống lúa TBR97. Ảnh: L.K.

Nông dân Vạn Phú rất quan tâm giống lúa TBR97. Ảnh: L.K.

Do đó, việc tìm chọn những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh để thử nghiệm và nhân rộng ra đại trà nhằm tăng thu nhập cho bà con nông dân là rất cần thiết. Chính vì vậy, vụ hè thu 2020, Phòng Kinh tế huyện đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed, Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên xây dựng mô hình khảo nghiệm giống lúa TBR97 với diện tích 0,5 ha tại xã Vạn Phú.

Theo Phòng Kinh tế Vạn Ninh, giống lúa TBR97 có tỷ lệ nảy mầm cao (93%), lúa sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại và cho năng suất cao, đạt khoảng 65 - 67 tạ/ha; chất lượng gạo ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. Điều này cũng cho thấy, giống lúa TBR97 thích hợp với điều kiện tự nhiên tại huyện Vạn Ninh và quan trọng hơn là giúp nông dân nắm vững được kỹ thuật và áp dụng tốt vào thực tế để sản xuất lúa có năng suất, đồng thời, làm cơ sở để đưa giống lúa này thay thế các giống lúa cũ đã bị thoái hóa.

Ông Nguyễn Đình Cẩm, Trưởng Trạm BVTV và Trồng trọt Vạn Ninh cho biết, qua thực tế sản xuất tại xã Vạn Phú, giống lúa TBR97 cho thấy nhiều điểm vượt trội như đẻ nhánh khỏe và tập trung; thân cây to, chắc khỏe, chiều cao cây vừa phải nên chống đổ ngã khá tốt; bộ lá xanh, đẹp và hầu như không bị sâu bệnh phá hoại; giống trổ nhanh, bông to, dài, nhiều ghé, đóng hạt dày, tỷ lệ chắc cao, chất lượng cơm ngon.

“Giống lúa TBR97 đẻ nhánh khỏe nên bà con nông dân sạ với mật độ thưa, chỉ khoảng 7-8kg/sào (1 sào 500m2), đồng thời không nên tự để giống mà dùng giống xác nhận để sản xuất thì mới đảm bảo hiệu quả kinh tế cao”, ông Cẩm khuyến cáo.

Ông Triệu Tấn Phú phát biểu với bà con nông dân xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh. Ảnh: L.K.

Ông Triệu Tấn Phú phát biểu với bà con nông dân xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh. Ảnh: L.K.

Ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc ThaiBinh Seed, Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên cho biết, chúng tôi rất phấn khởi bởi những năm qua bộ giống lúa của ThaiBinh Seed đã cùng đồng hành với bà con nông dân huyện Vạn Ninh nói chung, xã Vạn Phú nói riêng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần dần làm thay đổi tập quán canh tác lúa của người nông dân.

“Giống lúa TBR97 là sản phẩm mới của Cty, hiện tại giống này chưa có trên thị trường, Cty đang làm thủ tục đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận chính thức vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021. Khi đó sản phẩm mới bán ra trên thị trường. Đây là sản phẩm có nhiều tính ưu việt, mong rằng bà con nông dân sẽ tiếp tục đồng hành sử dụng giống lúa TBR97 và các giống lúa khác của ThaiBinh Seed trong thời gian tới”, ông Triệu Tấn Phú chia sẻ.

Giống lúa thuần TBR97 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo. Cty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed là đơn vị độc quyền sản xuất, kinh doanh. TBR97 là giống lúa cảm ôn, thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn (vụ đông xuân 105-110 ngày, vụ hè thu 95-100 ngày), có dạng hình gọn, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, trổ bông tập trung, số hạt/bông từ 165 -200 hạt, tỷ lệ hạt chắc cao. Năng suất bình quân vụ đông xuân từ 70-75 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 80 tạ/ha; vụ hè thu đạt 60-65 tạ/ha; hạt gạo dài, trong, cơm trắng, bóng, mềm, đậm.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm