| Hotline: 0983.970.780

Thông tin nông nghiệp mới

Thứ Hai 08/11/2010 , 11:10 (GMT+7)

1. Ngô chuyển gen có lợi cho cây trồng lân cận

Các chuyên gia Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa hoàn thành nghiên cứu và phát hiện thấy ngô chuyển gen (GM corn) không chỉ là sản phẩm cho năng suất cao mà còn có lợi cho những cây trồng không chuyển đổi gen khác được canh tác bên cạnh. Ngô chuyển gen hiện đang được con người canh tác có tên là ngô Bt có thể tự nó tạo ra các protein diệt vi khuẩn có trong đất có tên là Bacillus theringiesis, và triệt tiêu các loại sâu đục bắp.

Khoai tây, đậu xanh và các loại cây trồng khác cũng sẽ được hưởng lợi từ khả năng này nếu được gieo trồng gần những thửa ruộng ngô Bt vì có khả năng kháng lại sâu bệnh. Cũng theo nghiên cứu trên, các loại protein diệt khuẩn, sâu bọ không chỉ giảm nguy cơ tấn công đối với cây trồng mà nó còn giảm lượng sử dụng thuốc trừ sâu, gây hại môi trường và những côn trùng hữu ích khác.

2. Lai tạo giống dứa giàu vitamin C

Bộ Nông nghiệp Australia cho biết sau 15 năm nghiên cứu, các chuyên gia nước này đã lai tạo thành công giống dứa giàu vitamin C, gấp đôi so với loại dứa truyền thống và được đặt tên là dứa Aus-Jubilee. Đây là sản phẩm độc đáo có mùi thơm tự nhiên, độ axít thấp, thịt chắc, bảo quản được lâu và có hàm lượng dưỡng chất nhất là vitamin C cao, có lợi cho sức khỏe con người.

3. Cà chua “vuông” chống lão hóa

Ông Grancarlo Glan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Italia vừa cho hay tại một số trang trại Italia hiện nay người ta đang trồng thử nghiệm một loại cà chua đặc biệt, cà chua vuông hay siêu cà chua hoặc cà chua chống lão hóa bởi nó có hàm lượng lycopene cao gấp nhiều lần so với cà chua bình thường. Lycopene là hợp chất giúp cà chua khi chín có màu đỏ, chất chống ôxy hóa rất tiềm ẩn, có tác dụng tìm và diệt các gốc tự do có trong cơ thể, thủ phạm giết tế bào và làm cho người ta chóng già.

 Đây là sản phẩm được lai tạo bằng phương pháp tự nhiên chứ không phải di truyền. Ngoài tác dụng chống lão hóa nó còn có tác dụng ngăn ngừa những loại bệnh nan y khác, kể cả ung thư, tim mạch.

4. Phát hiện tốc độ chạy của đà điểu

Nhóm các nhà khoa học của Australia và Mỹ vừa hợp tác một nghiên cứu và tìm ra câu trả lời vì sao đà điểu chạy nhanh hơn con người. Đây là giống chim ít lông, không thể bay nhưng lại có khả năng lưu giữ nguồn năng lượng đàn hồi cực lớn, giúp nó có thể thực hiện được những bước đi nhanh và dài. Khả năng này của đà điểu có thể làm giảm đáng kể năng lượng cơ bắp và như vậy giúp đà điểu có thể chạy tốc độ nhanh gấp đôi so với con người trong khi đó chỉ cần tiêu hao một nửa năng lượng cần thiết.

Theo phó giáo sư Jonas Rubenson ở ĐH Thể dục, Thể thao và Y học Western Australia, trưởng nhóm đề tài, mục đích của nghiên cứu là nhằm tìm ra những cơ chế áp dụng cho con người trong các hoạt động thể thao, và lý giải tại sao lại có những loài vật có thể chạy nhanh trong suốt thời gian dài như đà điểu, linh dương, ngựa...còn những con vật khác lại chạy nhanh ở giai đoạn nước rút như sư tử hay hổ.

Có 2 giả thuyết giải thích về khả năng chạy mang tính kinh tế ở đà điểu. Thứ nhất cho rằng loài vật đã sử dụng một cơ chế cơ học cực kỳ hiệu quả ngay trong đôi chân của chúng và giả thuyết hai cho rằng đây là loài vật có thể lưu giữ nhiều năng lượng đàn hồi ở các khớp xương chứ không phải áp dụng kiểu chạy nước rút.

Để kiểm chứng, người ta đã thử nghiệm cho 5 người khỏe mạnh và 5 đà điểu có trọng lượng tương tự cùng chạy quãng đường 50 mét có đeo các thiết bị phân tích đo kiểm. Kết quả, cả người lẫn đà điểu đều cần đến một lực thao tác cơ học để xoay chân khi chạy, nhưng sự khác biệt giữa người và đà điểu chính là quá trình sử dụng năng lượng lưu giữ bởi hệ dây chằng ở chân.

Qua tính toán các nhà khoa học phát hiện thấy cơ chế “nhả” năng lượng đàn hồi này của đà điểu giúp động vật hoạt động hiệu quả, cao hơn tới 83% so với con người, trong khi đó lại giúp nó sử dụng ít năng lượng chuyển hóa nên đỡ mệt hơn. Với phát hiện nói trên trong tương lai con người có thể tạo ra bộ chân giả, những loại rôbốt có tính năng hoạt động mang tính hiệu quả cao hơn.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.