| Hotline: 0983.970.780

Thu mua tạm trữ gạo: Về đích sớm

Thứ Năm 18/03/2010 , 07:15 (GMT+7)

Các DN đã triển khai thu mua tạm trữ được trên 600 ngàn tấn quy gạo trên tổng số 1 triệu tấn của đợt tạm trữ này. Như vậy, số lượng gạo mua tạm trữ đến thời điểm này đã vượt qua lượng thu mua tạm trữ theo kế hoạch mà VFA đã đề ra đến hết tháng 3/2010.

Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), tính đến ngày 15/3, các DN đã triển khai thu mua tạm trữ được trên 600 ngàn tấn quy gạo trên tổng số 1 triệu tấn của đợt tạm trữ này. 

>> Mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn quy gạo

Như vậy, số lượng gạo mua tạm trữ đến thời điểm này đã vượt qua lượng thu mua tạm trữ theo kế hoạch mà VFA đã đề ra đến hết tháng 3/2010 (600 ngàn tấn). Do đâu các DN có thể mua tạm trữ gạo nhanh như vậy? Nhiều DN cho biết, nguyên nhân chính là do họ không gặp khó khăn về vốn cũng như kho bãi. 30 DN mà VFA “chọn mặt gửi vàng” trong đợt mua tạm trữ này, đều là những đơn vị có tiềm lực tài chính, có hệ thống kho bãi tốt. Bên cạnh đó, khi cần vay tiền ngân hàng để mua tạm trữ gạo, DN cũng được đáp ứng khá nhanh và đầy đủ.

Ông Bảy cho biết, ở Cty Afiex của ông, việc vay vốn ngân hàng đang khá dễ dàng. Cty cần vay vốn để mua tạm trữ tới đâu, ngân hàng sẽ giải ngân ngay tới đó. GĐ một DN lương thực ở ĐBSCL cho biết, do Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chỉ đạo các NHTM cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các DN lương thực phục vụ tiêu dùng trong nước và XK, nên nguồn tín dụng đang tương đối dồi dào. Thậm chí nhiều ngân hàng còn tích cực gửi lời chào mời vay vốn tới các DN lương thực.

Hiện tại, các DN tham gia chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đang có 2 khoản vay. Nếu là vay để thu mua theo kế hoạch tạm trữ mà VFA đã phân bổ thì sẽ được NHTM dành riêng một khoản tín dụng và giải ngân theo từng bước. Ngoài ra, các DN vẫn có thể vay ngân hàng để thu mua lúa gạo nhằm thực hiện các hợp đồng XK đã ký kết. Chính nhờ vậy, dù ngành lương thực đã mua vượt mức kế hoạch tạm trữ trong tháng 3, trong đó nhiều DN đã hoàn thành chỉ tiêu mà VFA phân bổ, nhưng các DN vẫn đẩy mạnh thu mua lúa gạo hàng hoá ở ĐBSCL.

Tính đến ngày 15/3, đã có trên 3 triệu tấn gạo được đăng ký hợp đồng XK. Đến ngày 12/3, cả nước ta đã XK được 8485.448 tấn gạo, đạt giá trị 402 triệu USD.

Việc về đích sớm đã góp phần làm cho thị trường lúa gạo ở ĐBSCL sôi động trở lại. Nhờ vậy, giá lúa hàng hoá vẫn đang được giữ vững ở mức mà nông dân có thể chấp nhận được, từ 4.100-4.400 đ/kg lúa XK. Giá gạo nguyên liệu loại 1 để làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 5.600 - 5.650 đ/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 5.400 – 5.450 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 6.600 – 6.700 đ/kg, gạo 25% tấm khoảng 6.100 – 6.200 đ/kg…

Như vậy, nhờ hoạt động thu mua tạm trữ lúa gạo, mà giá lúa vụ ĐX này vẫn chưa bị tụt xuống mức xấu là dưới 4.000 đ/kg. Tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện giá lúa hàng hoá cho nông dân, VFA đang xem xét khả năng sau khi hoàn thành chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo (có thể hoàn thành ngay trong tháng 3 này), Hiệp hội này sẽ triển khai tiếp một đợt mua tạm trữ mới. Theo ông Phạm Văn Bảy, nếu triển khai tiếp một đợt mua tạm trữ mới, nhiều khả năng sẽ có những DN gặp khó khăn về vốn, về kho bãi…

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.