| Hotline: 0983.970.780

Thử nghiệm lần cuối hệ thống quản lý rủi ro ngập đầu tiên ở Việt Nam

Thứ Bảy 25/05/2024 , 10:33 (GMT+7)

Cần Thơ Hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập (FRMIS) cung cấp công cụ hỗ trợ, tiếp cận thành phố thông minh, hiện đại hóa và tích hợp quản lý rủi ro ngập đô thị.

Ban Quản lý dự án ODA TP Cần Thơ vừa tổ chức trình diễn vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập (FRMIS) thuộc Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị. Đây là lần trình diễn cuối cùng trước khi đưa hệ thống vào vận hành chính thức.

Các cán bộ kỹ thuật đang vận hành thử nghiệm hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập (FRMIS). Ảnh: Kim Anh.

Các cán bộ kỹ thuật đang vận hành thử nghiệm hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập (FRMIS). Ảnh: Kim Anh.

Việc xây dựng hệ thống FRMIS đã cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ, tạo phương pháp tiếp cận thành phố thông minh, hiện đại hóa và tích hợp để quản lý rủi ro ngập đô thị.

Hệ thống FRMIS gồm 4 chức năng chính là vận hành, kiểm soát nguồn nước, chống ngập; thông tin cảnh báo sớm; tạo bản đồ rủi ro ngập lụt; hỗ trợ công tác lập quy hoạch đô thị.

Hệ thống được lắp đặt tại phòng điều khiển thuộc nhà điều hành, liền kề với âu thuyền và cống Cái Khế. FRMIS có khả năng dự báo được mực nước, lượng mưa… từ đó mô phỏng, đưa ra cảnh báo sớm những vị trí có khả năng ngập và vận hành đóng, mở các cống.

Hệ thống FRMIS được vận hành hoàn toàn tự động thông qua điều khiển từ nhà điều hành, mọi thông tin đều thể hiện trên màn hình để điều khiển từ xa. Việc đưa vào vận hành hệ thống, trước mắt giảm thiệt hại do ngập lụt cho người dân thành phố.

Hệ thống FRMIS có khả năng dự báo được mực nước, lượng mưa… từ đó đưa ra các cảnh báo sớm những vị trí có khả năng ngập và vận hành đóng, mở các cống. Ảnh: Kim Anh.

Hệ thống FRMIS có khả năng dự báo được mực nước, lượng mưa… từ đó đưa ra các cảnh báo sớm những vị trí có khả năng ngập và vận hành đóng, mở các cống. Ảnh: Kim Anh.

Theo đại diện Ban Quản lý dự án ODA TP Cần Thơ, FRMIS là hệ thống thông minh, hiện đại trong quản lý rủi ro ngập đầu tiên ở Việt Nam. Khi đưa vào vận hành, hệ thống FRMIS sẽ thực hiện công tác điều hành, quản lý thiên tai nói chung và rủi ro ngập nói riêng. Phù hợp với các chiến lược quản lý rủi ro ngập tích hợp cho thành phố được xác định trong Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, thành phố rất quan tâm việc hoàn thiện hệ thống điều hành này. Ông Thiện đề nghị Ban Quản lý dự án ODA sớm đưa hệ thống vào vận hành trước ngày 30/6. Đồng thời, ông Thiện mong muốn các chuyên gia hỗ trợ các cán bộ TP Cần Thơ trong thử nghiệm vận hành để thông thạo trước khi bàn giao hệ thống.

Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị đã đạt khoảng 80% tiến độ. Ảnh: Kim Anh.

Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị đã đạt khoảng 80% tiến độ. Ảnh: Kim Anh.

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã giao Sở Xây dựng là đơn vị đầu mối, thực hiện công tác vận hành và bảo dưỡng chung cho toàn bộ hệ thống. Sở NN-PTNT chịu trách nhiệm vận hành các công trình quản lý nước (hệ thống ô bao, cống kiểm soát triều, trạm bơm...) được hình thành trong dự án.

Ban Quản lý dự án ODA TP Cần Thơ cho biết, hệ thống ERMIS là một trong những hạng mục thuộc Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị. Dự án gồm 3 hợp phần, với tổng vốn đầu tư 254 triệu USD, từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới; vốn viện trợ không hoàn lại của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và vốn đối ứng của Trung ương và địa phương.

Các công nhân đang gấp rút thi công để đảm bảo tiến độ dự án. Ảnh: Kim Anh.

Các công nhân đang gấp rút thi công để đảm bảo tiến độ dự án. Ảnh: Kim Anh.

TP Cần Thơ xác định đây là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển đô thị thành phố. Bên cạnh chỉnh trang đô thị, tăng cường khả năng kết nối giữa khu vực trung tâm thành phố và các đô thị mới phát triển, dự án còn phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường năng lực của chính quyền trong công tác tích hợp dữ liệu dùng chung và quản lý rủi ro thiên tai, bảo vệ vùng lõi trung tâm thành phố trước rủi ro ngập.

Đến nay, dự án đạt tiến độ khoảng 80%. Một số hạng mục cơ bản hoàn thành như tuyến kè, cống, âu thuyền, trạm bơm bảo vệ dọc sông Cần Thơ; kè Cái Sơn - Mương Khai dài 10km, góp phần chống ngập cho khu vực lõi đô thị, tạo cảnh quan môi trường; các công trình cầu đường giao thông tạo thuận lợi cho giao thông; kết nối các trục giao thông đô thị, giảm thời gian di chuyển giữa các khu vực trong nội ô.

Xem thêm
Việt Nam - Chile thúc đẩy hợp tác trong kiểm dịch động, thực vật

Chiều 17/6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với bà Claudia Sanhueza, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Chile. 

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch các tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chủ tịch các tỉnh, thành phải trực tiếp chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh...

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Để làng O2 không còn cách biệt với miền xuôi

BÌNH ĐỊNH Để ngôi làng trên đỉnh Konhlon không còn xa vời vợi, không gì khác hơn là phải làm con đường nối làng O2 với miền xuôi Vĩnh Kim. Bình Định đang tính toán chuyện ấy!

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm