| Hotline: 0983.970.780

Thu nhập 300 triệu đồng/năm từ khu vườn hồng cổ

Thứ Năm 07/03/2019 , 14:20 (GMT+7)

Năm 2018 ông Thơm vừa sưu tầm, vừa bán được 30 gốc hồng cổ, gần 500 cành chiết, tổng thu nhập vào khoảng 300 triệu đồng.

Bên quốc lộ 12B, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) có một khu vườn hồng cổ được ông Nguyễn Thành Thơm gây dựng khoảng 4 năm nay. Với tổng số 1.200 gốc, chủ yếu là các giống hồng cổ, được người chơi ưa chuộng.

hong-co-sp12385095
Ông Thơm chăm sóc gốc hồng cổ Sapa

Ông Thơm cho biết, hồng cổ chinh phục người chơi bởi sắc dịu dàng, đằm thắm nhưng vẻ đẹp kiêu sa xen lẫn chút hoang dại. Đặc biệt hồng cổ có sức sống mãnh liệt, có thể ra nụ đơm bông bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Hoa hồng cổ phù hợp với mọi điều kiện khí hậu và chất đất. Loại cây này có sức đề kháng tốt. Kỹ thuật trồng, nhân giống hoa hồng cổ không quá khó nhưng phải tỉ mỉ và phải thực sự đam mê, kiên trì.

Hiện vườn hồng của ông Thơm có các loại như hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng, hồng điều, hồng cổ Vân Khôi, hồng quế, hồng bạch, bạch xếp, hồng phấn, hồng đào… Trong đó có nhiều cây có giá trị lớn như cây hồng cổ Vân Khôi từ 5 năm tuổi có giá 5 - 7 triệu đồng/cây, trên 10 năm tuổi giá 40 - 50 triệu đồng/cây; cây hồng cổ Sapa từ 7 - 8 năm tuổi giá 15 - 20 triệu/cây.

Đặc biệt cuối tháng 11/2018 ông Thơm đã bán gốc hồng Vân Khôi cổ trên 10 năm tuổi với giá gần 100 triệu đồng. Không chỉ bán cây mà ông còn rất sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nhân cấy, chiết cành để đẩy mạnh kinh doanh. Năm 2018 ông Thơm vừa sưu tầm, vừa bán được 30 gốc hồng cổ, gần 500 cành chiết và thu nhập 300 triệu đồng.

Chứng kiến sự chăm chút tỷ mỉ cho từng gốc hồng của ông mới cảm nhận tình yêu của ông dành cho những đứa con tinh thần của mình. Ông luôn sẵn sàng phục vụ mọi thượng khách khi đến vườn hồng cổ Lạc Thủy để được chia sẻ giới thiệu các giống hoa đến với nhiều người hơn nữa.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.