| Hotline: 0983.970.780

Thủ phủ lúa mời gọi doanh nghiệp chế biến gạo chất lượng cao

Thứ Hai 02/03/2020 , 11:07 (GMT+7)

Những năm gần đây, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã hình thành nhiều mô hình cánh đồng lúa với diện tích lớn, có năng suất, chất lượng cao.

Nhiều giống lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên những cánh đồng lớn.

Nhiều giống lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên những cánh đồng lớn.

Sau khi được chứng nhận nhãn hiệu gạo Phú Thiện, địa phương này rất kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao đời sống nông dân và đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Với diện tích hơn 6.000ha đất ruộng, sản lượng lúa của huyện Phú Thiện hàng năm đạt gần 1 triệu tấn, tuy nhiên thị trường tiêu thụ không ổn định; hoạt động chế biến lúa gạo còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân.

 Theo thống kê, huyện Phú Thiện hiện chỉ có vài chục cơ sở chế biến lúa gạo nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. So với các tỉnh Tây Nguyên, năng lực xay xát và kho chứa của các cơ sở này có quy mô vừa và nhỏ nên gặp không ít khó khăn trong quá trình thu mua, chế biến, do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo. 

Theo ông Phạm Ngọc Nghĩa, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ke), xã có hơn 20 cở sở xay xát lúa gạo với năng lực và kho chứa thuộc loại vừa và nhỏ, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn nguyên liệu. Đó là chưa kể các cơ sở gặp không ít khó khăn trong quá trình thu mua, chế biến vì điều kiện sân phơi, kho bãi.

Chính vì thế, lâu nay nông dân buộc phải bán lúa cho thương lái để họ mang đến các tỉnh khác có nhà máy lớn để tiêu thụ. Về phần HTX này, hàng năm chỉ thu mua khoảng 100 tấn lúa trong dân do hệ thống sân phơi và kho chứa nhỏ nên bước đầu chỉ sản xuất cung cấp gạo cho một số tỉnh.

Còn theo ông Bùi Trọng Thành, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Phú Thiện, với diện tích gieo cấy lúa và sản lượng thóc hàng năm đạt được, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào dồi dào cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gạo. Chính vì vậy, việc kêu gọi đầu tư vào dự án chế biến lúa gạo là rất cần thiết. Cụ thể đối với chế biến lúa gạo, huyện khuyến khích và ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có thiết bị, công nghệ liên hoàn khép kín từ khâu sấy khô, bảo quản, chế biến đồng bộ để sản xuất ra hạt gạo có chất lượng cao.

Nhiều giống lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên những cánh đồng lớn.

Nhiều giống lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên những cánh đồng lớn.

Cuối năm 2019, Công ty TNHH Kinh doanh và chế biến Tây Nguyên đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo tại xã Ia Ke. Nhà có diện tích 6,4ha, sản phẩm chính là gạo thành phẩm với công suất 6.000 tấn lúa/ngày; công suất sấy 100 tấn lúa tươi/ngày với tổng vốn đầu tư là 110 tỷ đồng, trong đó việc đầu tư mua sắm dây chuyền chế biến lúa gạo chiếm 55 tỷ đồng.

Ông Phạm Ngọc Khánh, giám đốc công ty này cho biết, đây là nhà máy chế biến lúa gạo lớn nhất khu vực Tây Nguyên, có dây chuyền chế biến tự động với quy trình từ đầu vào là các bao thóc đến thành phẩm là những bao gạo trắng phau.

Khâu chế biến gạo trải qua nhiều giai đoạn như làm sạch các hạt thóc, tách dị vật khỏi thóc, kế tiếp là khâu xay xát, phần quan trọng nhất là quy trình làm trắng gạo; tiếp đến là các quy trình tách tạp chất lẫn trong gạo trắng và hạt gạo bị hỏng với những cảm biến hồng ngoại; sau cùng là gạo thành phẩm sẽ được tự động đóng vào bao với các quy trình tự động hóa. Thành phẩm được đóng gói bao bì hút chân không nhằm giữ ổn định chất lượng.

Nông dân Phú Thiện thu hoạch lúa vụ mùa.

Nông dân Phú Thiện thu hoạch lúa vụ mùa.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp còn thu hồi được trấu, cám. “Để có nguồn nguyên liệu cho nhà máy, trước mắt công ty thông qua kênh các hợp tác xã trên địa bàn thu mua lúa của người dân sản xuất trên những cánh đồng lớn. Vì đây là những cánh đồng được công nhận sản phẩm OCOP cấp huyện, thị xã, thành phố. Hiện nay, tiến độ thi công xây dựng đạt khoảng 50% khối lượng, dự kiến đến cuối năm 2020 nhà máy sẽ đi vào vận hành, khi đó sẽ tiêu thụ khoảng 30% sản lượng lúa của địa phương”, ông Khánh cho hay.

Có nhà máy chế biến lúa gạo thì người nông dân sẽ không còn phơi lúa thủ công.

Có nhà máy chế biến lúa gạo thì người nông dân sẽ không còn phơi lúa thủ công.

Theo đánh giá của ông Rơ Chăm La Ni, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, việc doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo sẽ góp phần tạo sự ổn định hơn về đầu ra cho người trồng lúa, nâng cao hiệu quả sản xuất đối với các mô hình cánh đồng lớn, cánh đồng một giống.

Đặc biệt, đối với các giống lúa chất lượng cao đã được huyện đăng ký chứng nhận nhãn hiệu “Gạo Phú Thiện” thì sản phẩm từ nhà máy đi ra sẽ được nâng cao chất lượng, giá trị nâng, có cơ hội mở rộng thị trường, tạo cơ hội quảng bá hình ảnh cho địa phương.

Đóng gói sản phẩm gạo Phú Thiện của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai.

Đóng gói sản phẩm gạo Phú Thiện của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục kêu gọi thêm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến để bao hết lượng lúa gạo sản xuất ra trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư nhà máy có áp dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường vào sản xuất nhằm nâng giá trị thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Từ đó, tạo ra chuỗi liên kết sản xuất các giống lúa có giá trị kinh tế cao, bao tiêu sản phẩm trồng trọt của bà con nông dân; đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất lúa gạo; hướng tới Phú Thiện sẽ hình thành các trung tâm chế biến lớn có công nghệ liên hoàn khép kín từ khâu sấy khô, bảo quản, chế biến đồng bộ để sản xuất ra gạo có chất lượng”, ông Rơ Chăm La Ni, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện kỳ vọng.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.