| Hotline: 0983.970.780

'Thủ phủ' nuôi lợn miền Bắc: Phong tỏa chuồng trại

Thứ Năm 07/03/2019 , 17:09 (GMT+7)

Dịch tả lợn châu Phi đang khiến người chăn nuôi lợn tại vùng quê Bình Lục, Hà Nam, nơi được coi là “thủ phủ” nuôi lợn ở miền Bắc buộc phải cấm cửa ra vào với người lạ, thậm chí cả cán bộ thú y.

Phong tỏa

Không khí ở huyện Bình Lục, Hà Nam những ngày qua vương chút nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi. Từ đầu các con đường vào xã Bối Cầu, Ngọc Lũ, Bồ Đề…, những chốt kiểm dịch cơ động được lập lên. Dọc đường thôn, xóm, vôi bột được rắc để tiêu độc khử trùng. Đây là con đường vận chuyển lợn từ xã ra chợ.Trục đường vốn tấp nập người, xe buôn bán kinh doanh lợn thịt, lợn giống nay bỗng trở lên vắng lặng.

Chuồng trại phủ kín bạt, vôi bột rắc xung quanh ở Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam

Nhà ông Nguyễn Văn Dậu, một trong số những hộ nuôi nhiều lợn nhất, có thâm niên ở làng, đang phải căng mình theo đúng nghĩa đen, trước nguy cơ mất tiền tỷ vì dịch tả lợn châu Phi.

Chuồng trại được căng bạt kín mít, lối đi từ sân, vườn vào chuồng phủ vôi bột trắng xóa. Phải nhờ đến cán bộ thú y xã, kèm thêm cam đoan chưa từng tới nơi nào có lợn nhiễm dịch tả châu Phi, chúng tôi mới được vào khu chuồng trại.

“Thú y huyện, xã có xuống tận nơi, nhà ông Dậu và nhiều nhà khác cũng không muốn cho vào. Việc phun thuốc, rắc vôi bột và các biện pháp phòng chống, họ đều tự thực hiện”, cán bộ thú y xã Ngọc Lũ nói.

Gia đình nào ở Ngọc Lũ cũng vậy, rất hạn chế hay không muốn nói là tuyệt đối cấm người lạ vào khu chuồng trại.

 


Ông Nguyễn Văn Dậu, xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam trao đổi với PV bên trại lợn của gia đình

 

Lâm trận

Cơn “bão giá” thịt lợn hơi hồi 2016-2017 khiến nhà ông Dậu thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Đàn lợn trong chuồng của ông Dậu

Sang 2018, giá lợn nhích lên chút đỉnh, song dịch lợn LMLM, rồi lại đến tả lợn châu Phi, khiến khuôn mặt vợ chồng ông Dậu căng thẳng như lâm trận. Người đàn ông hơn 20 năm gắn với nghề nuôi lợn nhẩm tính, giá lợn hiện tại là 37.000đ đến 38.000đ/kg, nhà ông sẽ lỗ chừng nửa triệu đồng với mỗi tạ lợn hơi xuất chuồng.

Đại diện UBND xã Ngọc Lũ cho biết tình trạng như nhà ông Dậu đang là “bối cảnh chung” nơi này, thậm chí ở cả huyện Bình Lục. Dù nơi này chưa phát hiện tình trạng lợn nhiễm bệnh, song việc huyện Kim Bảng có dịch tả lợn châu Phi khiến dân Hà Nam lo lắng.

“Lúc cao điểm, tổng đàn lợn của xã vào khoảng 100.000 con, đó là vào thời kỳ 2016. Lúc ấy có 1.600 hộ nuôi lợn. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn 24.000 đến 25.000 con, số hộ nuôi chỉ còn 300”, ông Trần Đình Thiện, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ cho biết.

Theo thống kê chưa đầy đủ của xã Ngọc Lũ, cơn bão giá thời gian trước khiến nhiều người nuôi lợn thua lỗ nặng. Hộ nào nuôi quy mô nhỏ thì mất 300-400 triệu đồng, hộ nuôi quy mô lớn lỗ đến tiền tỷ.
 

Hy vọng

Ông Đỗ Thế Trọng - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục cho hiện tại tổng đàn lợn của huyện còn 135.000 con (trước đây là 230.000 con). Chợ đầu mối gia súc, gia cầm trước đây mỗi ngày phải mua bán khoảng 1.500 con lợn thì nay lượng giao dịch chỉ từ 500 - 700 con/ngày.

Dịch tả lợn châu Phi đang khiến người chăn nuôi lợn tại vùng quê Bình Lục, Hà Nam khốn đốn

Về vấn đề “phong tỏa” chuồng trại, thậm chí cán bộ thú y không được vào, ông Trọng giải thích: “Các hộ nuôi còn tồn tại đến bây giờ đều rất nhiều kinh nghiệm, trải qua nhiều đợt chống dịch bệnh. Thật ra họ còn lo lắng hơn cơ quan thú y, bởi lỡ có vấn đề gì là mất tiền tỷ”.

Ông Trọng cũng nói điều này phản ánh thực tế cán bộ thú y “nhiều khi chuyên môn không bằng” hộ chăn nuôi.

Về tình hình giá lợn hơi, ông Trọng đưa ra phán đoán giá sẽ tăng trở lại sau khi dịch tả lợn châu Phi bị dập tắt.

“Trong thời gian dài không có lợn cung ứng, trong khi cầu không thay đổi quá lớn, tất yếu sẽ khiến giá lợn tăng. Mặt khác, nhiều hộ chăn nuôi chuyển nghề do làm kiểu ‘ăn theo’ nay không còn làm nổi nữa. Những hộ còn trụ lại được đều là ‘cao thủ’ trong phòng chống dịch, tôi cho rằng giá lợn sẽ tăng”, ông Trọng nói.

Chung nhận định với ông Trọng, ông Dậu cũng hy vọng dịch tả châu Phi sớm bị dập tắt để giá lợn đi lên. “Nếu giá khoảng 50.000 đống/kg hơi thì nông dân bắt đầu có lãi”, ông Dậu nói.

Xem thêm
Chó nghi dại cắn 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ

BÀ RỊA - VŨNG TÀU CDC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, đơn vị vừa ghi nhận một vụ chó nghi mắc bệnh dại đã cắn ít nhất 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Nông dân Đắk Nông đổi mới phương thức canh tác, thích ứng với hạn hán

Đắk Nông Trước tình trạng hạn hán ngày một diễn biến phức tạp, nhiều hộ dân ở Đắk Nông đã chủ động nghiên cứu các phương thức canh tác đổi mới mang lại hiệu quả cao.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các ngư dân thiệt mạng do tàu nước ngoài đâm

Chiều ngày 10/4, lãnh đạo Cục Thủy sản và Kiểm ngư đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với các gia đình ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng.

Yên Bái ‘báo động đỏ’ cháy rừng

YÊN BÁI Mùa hanh khô ở vùng cao của tỉnh Yên Bái luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’ xảy ra cháy rừng, ngành chức năng và người dân cần cảnh giác cao độ.